Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Vùng Cơ Sở Và Cách Vẽ Vùng Supply Demand Chính Xác Phần 2

Trong bài viết trước về cơ bản đã cung cấp cho bạn cách để xác định 1 vùng Supply Demand để có thể giao dịch. Tuy nhiên, trong thực tế khi giao dịch sẽ có nhiều vấn đề bạn còn vướng phải khi xác định và giao dịch với vùng Supply Demand này.

Trong phần 2 này tôi sẽ đưa ra các quy tắc và cách tìm 1 vùng supply demand hợp lý để bạn có thể giao dịch với nó. Hãy cùng theo dõi nhé.

Những quy tắc khi xác định 1 vùng Supply Demand

Dưới đây là những quy tắc bạn cần nhớ để có thể xác định chính xác vùng Supply Demand. Đây là những điều rất quan trọng bởi nếu bạn không tuân thủ chúng, vùng Supply Demand bạn chọn sẽ không chính xác và từ đó giao dịch của bạn sẽ rất rủi ro.

+ Nếu chỉ có 1 cây nến ở trong vùng cơ sở thì cây nến đó chính là vùng supply demand.

+ Khi có nhiều hơn 1 cây nến trong base thì bất cứ cây nến nào có thân nến bé hơn 50% toàn bộ nến thì được tính là một phần của base.

+ Khi nến có thân <10%, L1 và L2 được vẽ trên đỉnh và đuôi nến.

Trong đó L1 và L2 lần lượt là các cạnh trên và dưới của vùng Supply Demand.

Làm sao để vẽ được vùng supply demand nhất quán và cố định?

Để vẽ vùng cung cầu (supply demand) theo một cách nhất quán thì chúng ta cần phải biết các vùng này được tạo thành bởi cái gì.

Vùng cung cầu (Supply demand) luôn được tạo thành bởi 2 chân, một chân vào và một chân ra (L1 và L2).

+ Cần đặc biệt chú ý đến chân thứ 2, chúng ta luôn tìm kiếm một cây nến mạnh. Một cây nến có chiều dài vượt trội và có thân nến chiếm gần hết cây.

+ Bất kể là ở khung thời gian nào, trong vùng base chỉ có tối đa 6 cây nến.

+ Khi có nhiều hơn 1 cây nến. Những cây nến có thân <50% được coi là một phần của base (hay vùng supply demand).

Cách vẽ vùng supply demand nhất quán

Vùng supply demand không được hình thành khi:

+ Có nhiều hơn 6 cây nến trong base.

+ Những cây nến tạo thành mô hình bậc cầu thang (stairsteps).

+ Những cây nến wicky với bóng nến dài.

Xác định vùng supply demand như nào cho tương thích với giao dịch của bạn

Ví dụ như tại 1 thời điểm của phiên giao dịch. Bạn cần xác định các vùng supply demand để có thể giao dịch. Với quá nhiều các vùng supply demand được vẽ ra theo các quy tắc trên. Đâu là vùng có ý nghĩa vào thời điểm đó?

Đầu tiên bạn hãy đi từ cây nến hiện tại và lướt dần sang trái lùi về quá khứ để tìm 1 cây nến mạnh có chiều dài thân vượt trội so với các cây nến quanh nó. Sau đó hãy tìm kiếm vùng supply demand quanh cây nến này.


Giao dịch với vùng supply demand có ý nghĩa

Cách giao dịch cơ bản với 1 vùng Supply demand

Như đã nói ở phần trên, 1 vùng supply demand có 2 thành phần quan trọng là chân vào và chân ra. Thường thì chúng được ký hiệu như sau; Cạnh trên sẽ là L1 và cạnh dưới là L2.

Đối với vùng demand. Bạn mở lệnh Buy khi giá chạm vào L1 và đặt dừng lỗ Stoploss ở L2.

Cách giao dịch cơ bản với supply demand

Đối với vùng supply thì ngược lại L1 sẽ là điểm dừng lỗ và L2 là điểm vào lệnh.

Như vậy, sau 2 phần của bài viết này. Bạn đã nắm vững được cách xác định 1 supply demand zone hợp lý để có thể mở các giao dịch ở mức cơ bản. Trong bài viết sau tôi sẽ mang đến cho bạn cách sử dụng vùng supply demand này với các tín hiệu khác để nâng cao độ chính xác cho giao dịch. Xin chào và hẹn gặp lại.

Hồng Hoang – Khởi nguồn tự do

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Required fields are marked *