Mục lục
US Dollar Index Là Gì? Ảnh Hưởng Của USD Index Trong Giao Gịch Forex
Trong forex tiền tệ luôn được giao dịch theo cặp, tuy nhiên có 1 chỉ số không đi theo cặp nhưng lại vô cùng quan trọng, là thước đo giá trị so với 6 loại ngoại tệ khác. Chỉ số đó chính là USD Index. Bài viết sau sẽ giới thiệu với các bạn cách đọc chỉ số USD Index cũng như tìm hiểu USD Index chiếm vị trí như thế nào trong giao dịch forex.
Chỉ số USD Index là gì?
Chỉ số USD Index là thước đo giá trị của đồng đô la so với 6 loại ngoại tệ khác – là 1 nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới, những đối tác thương mại lớn của Mỹ – và sự lên xuống của từng thành viên (6 loại tiền tệ) trong chỉ số này sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sự lên xuống của USD Index.
Trong 6 ngoại tệ kể trên, giá trị của USD Index chịu ảnh hưởng rất lớn từ đồng EURO chiếm (57.60%). Năm loại tiền tệ còn lại bao gồm: đồng yên Nhật JPY (13.60%), bảng Anh GBP (11,90%), đô la Canada CAD (9.10%), đồng krona Thụy Điển SEK (4.20%) và đồng franc Thụy Sĩ CHF (3.60%).
Điều này có thể cho thấy USD Index được xem là chỉ số phản ánh “sức khỏe” của đồng USD. USD Index tăng đồng nghĩa USD khỏe lên, ngược lại, USD Index giảm phản ánh đồng USD đang yếu đi.
Trong giao dịch forex, trên các biểu đồ của tradingview hay trong phần mềm giao dịch MT4 và MT5 bạn có thể tìm thấy chỉ số USD Index thông qua các ký hiệu như DXY hoặc USDX.
Công thức tính chỉ số USD Index
Chỉ số đô la được tính bằng công thức sau:
USDX = 50,14348112 × EURUSD -0,576 × USDJPY 0,136 × GBPUSD -0,19 × USDCAD 0,091 × USDSEK 0,042 × USDCHF 0,036
Nhìn vào công thức trên và bằng phía trên có thể thấy giá trị của mỗi loại tiền tệ sẽ được nhân với trọng số. Trọng số là số dương khi đồng đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở. Trọng số là một số âm khi đồng đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi.
Trong số 6 loại ngoại tệ chỉ có Euro và bảng Anh là hai loại tiền tệ duy nhất có đồng đô la Mỹ là tiền tệ cơ sở, 4 loại tiền tệ còn lại đều có đồng đô la Mỹ là tiền tệ biến đổi.
Lịch sử hình thành chỉ số USD Index
Cục Dự trữ Liên bang FED đã tạo ra chỉ số USD Index vào năm 1973 để theo dõi giá trị của đồng đô la. Ngay sau khi Tổng thống Nixon từ bỏ bản vị vàng, cho phép giá trị của đồng đô la được thả nổi trên thị trường ngoại hối. Trước khi tạo ra chỉ số USD Index, đồng đô la luôn được cố định ở mức 35 USD/ ounce vàng từ năm 1944 cũng chính là thời điểm diễn ra thỏa thuận Bretton Woods.
Theo đó, USD Index được đánh dấu bằng cột mốc 100. Và chỉ số phần trăm này đã thay đổi rất nhiều kể từ khi giá trị cơ bản của nó được thiết lập. Đỉnh điểm cao nhất mọi thời đại mà USD Index thiết lập là 163,83 vào ngày 5/3/1985. Điều này có nghĩa là đồng USD cao hơn 63,83% so với năm 1973 (năm đầu tiên thiết lập chỉ số USD Index).
Mức thấp nhất mọi thời đại mà USD Index tạo ra là 71,58 vào 22/4/2008, thấp hơn 28,42% so với lúc mới thành lập.
Kể từ 1985, USD Index được duy trì và quản lý bởi ICE (Intercontinental Exchange, Inc.). “U.S Dollar Index” là thương hiệu đã đăng ký bản quyền thương mại.
Dữ liệu lịch sử của chỉ số USD Index
Đây là dữ liệu lịch sử của chỉ số USD Index, trong khoảng thời gian kể từ 2007 -2019 được tính theo ngày cuối cùng của năm.
2007: Giá trị của USD Index là 76,70 theo giá giao ngay (spot price) được tính vào ngày 31/12.
2008: ngày cuối cùng của năm chỉ số USD Index là 82,15, sau một cú giảm ngoạn mục xuống 71,30 vào 17/ 3, ngay sau khi ngân hàng Bear Stearns phải nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài, khi các ngân hàng khác đều đồng loạt từ chối cho Bear Stearns vay tiền vì sợ rằng Bear Stearns đã có quá nhiều khoản nợ xấu liên quan đến lĩnh vực bất động sản dưới chuẩn. Vào thời điểm đó, các nhà đầu tư nghĩ rằng điều này sẽ gây ảnh hưởng tới USD và họ đã quyết định mua Euro. Ngay sau đó, nhằm ổn định thị trường tài chính, FED đã hạ lãi suất cho vay 8 lần, và tiếp tục tiến hành QE vào ngày 25/ 11. Nhờ sử dụng “cây đũa thần kỳ” mang tên QE (Nới lỏng định lượng – Quantitative Easing) đã khiến cho chỉ số USD Index có dấu hiệu hồi phục, các nhà đầu tư bắt đầu mặn mà với đồng đô la và xem chúng như 1 nơi trú ẩn an toàn, khiến cho USD Index tăng lên thành 82,15.
2009: DXY kết thúc phiên cuối năm với giá 77,92. Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất, để đối phó với cuộc khủng hoảng. Điều này đã khiến đồng đô la giảm vì niềm tin của các nhà đầu tư vào đồng Euro tăng lên.
2010: USD Index đã có 1 cú tăng vọt vào ngày 4/ 6 với mức 88,26 đánh dấu mức cao nhất trong năm 2010. Tuy nhiên, tới cuối năm, nó đã giảm xuống còn 78,96 bất chấp FED cho ra mắt QE2 (Nới lỏng định lượng) vào ngày 3/11.
2011: DXY giảm xuống 73,10 do khủng hoảng nợ diễn ra vào ngày 2/5. Tuy nhiên, do khủng hoảng từ khu vực đồng Euro khiến cho các nhà đầu tư đã hào hứng quay trở lại với USD, nhất là ngay sau khi FED khởi động “Chiến dịch Twist” (Operation Twist) trị giá 400 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ, giúp cho DXY chốt sổ ở mức 80,21 vào ngày cuối cùng của 2011.
2012: FED đã công bố QE3 vào ngày 13 tháng 9 và QE4 vào tháng 12. DXY đóng cửa tại mức 79,77.
2013: Tháng 6, FED thông báo sẽ cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu hàng tháng và chương trình mua chứng khoán thế chấp, đã khiến các nhà đầu tư hoảng loạn buộc phải bán trái phiếu. Chính nhờ vậy mà DXY đóng cửa cuối năm với giá 80.04.
2014: Đồng đô la vẫn ổn định trong sáu tháng đầu năm, chạm mốc 80,12 vào ngày 10/7. Cuộc khủng hoảng Ukraine và khủng hoảng nợ Hy Lạp làm cho các nhà đầu tư tìm đến đồng đô la như 1 nơi trú ẩn an toàn. FED tuyên bố kết thúc gói nới lỏng tiền tệ (QE) vào cuối tháng 10. Đồng thời giữ 4,5 nghìn tỷ đô la trong Kho bạc.
Sau đó, FED tuyên bố sẽ tăng lãi suất cho vay trong năm 2015. Khiến USD Index đã tăng 15% đạt 91,92 vào ngày 29/12.
2015: Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố sẽ bắt đầu QE vào tháng 3 và đồng Euro giảm xuống còn 1,0524 USD vào 12/3. USD Index đạt mức cao nhất, đã tăng 25% kể từ năm 2014 lên thành 100,18 vào ngày 16/3. Sau đó FED đã tăng nâng lãi suất cơ bản từ mức 0-0,25% lên 0,25-0,5% vào 17/12. Khiến cho đồng đô la đạt ở mức 98,69 vào ngày cuối cùng của 2015.
2016: FED đã tăng lãi suất quỹ lên thành 0.75 khiến cho đồng đô la đạt 102,95 vào ngày 11 tháng 12, tăng 28% kể từ tháng 7 năm 2014.
2017: Kinh tế châu Âu cải thiện, đồng euro được củng cố. Các quỹ phòng hộ bắt đầu “short” (bán) đồng đô la. FED quyết định tăng lãi suất vào 15/3. Sau đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu thông báo có thể kết thúc QE vào 20/7 tới. Đồng đô la đã kết thúc năm với giá 92.12.
2018: DXY đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm 88,59 vào 15/2, giảm 14% so với năm 2016. Các nhà đầu tư không còn mặn mà với USD khi nền kinh tế châu Âu tiếp tục tăng cường. Nhưng sau đó, nền kinh tế Hoa Kỳ có nhiều dầu hiệu cải thiện khiến cho USD Index đạt mức cao nhất năm 2018 là 97,54 vào ngày 12/11 và kết thúc phiên đóng cửa năm tại mức 96,17.
2019: Đồng đô la đạt đỉnh 98,20 vào 24/4. Tuy nhiên, nó đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm 95,98 vào ngày 24/6. Sau đó, khi FED thông báo hạ lãi suất còn 2,25%.giúp cho USD tăng lên đạt 98,52 vào ngày 31/7.
Vì sao nhà đầu tư cần chú ý đến USD Index khi giao dịch Forex?
USD Index thực sự là 1 chỉ số cực kỳ quan trọng mà các nhà giao dịch Forex không nên bỏ qua vì các lý do sau:
- Nhờ vào sự phát triển kinh tế Mỹ, đã giúp cho đồng USD trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu. Nên các biến động từ USD sẽ có tác động lớn lao đến thị trường Forex kéo theo các đồng tiền hoặc các loại hàng hóa khác như vàng, bạc, dầu thô… cũng biến động theo.
- Như có nói trước đó, USD Index phản ánh sức khỏe của đồng USD. Nếu USD Index tăng, đồng nghĩa USD khỏe lên, nhà đầu tư có thể lựa chọn các chiến lược mua vào đồng USD so với các đồng tiền khác. Ngược lại, nếu USD Index giảm, tức là USD yếu đi, nhà đầu tư hạn chế mua vào đồng USD hoặc thậm chí áp dụng chiến lược bán khống đồng USD và chuyển qua mua vàng chẳng hạn.
- 1 điểm nữa, vì USD Index được cấu tạo từ rổ tiền của 6 loại ngoại tệ, nên bạn có thể sử dụng USD Index làm căn cứ dự đoán cho rất nhiều các đồng tiền khác có chứa đồng USD, trong số này đáng kể nhất chính là cặp EURUSD khi chiếm tỷ trọng quá bán 57,6%, tương đương với việc USDX sẽ có biến động ngược chiều với cặp EUR/USD. Do đó, bạn có thể căn cứ vào xu hướng của USD để giao dịch kiếm lời.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mô hình đuôi nheo là gì? Đặc điểm và hướng dẫn giao dịch
Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm nhận biết và hướng dẫn giao dịch
Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn vào lệnh với mô hình 2 đỉnh