Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Uptrend Là Gì? Cách Ứng Dụng Trong Forex

Uptrend Là Gì? Cách Ứng Dụng Trong Forex

Uptrend Là Gì? Cách Ứng Dụng Trong Forex

Xu hướng là nơi cho bạn nhiều cơ hội kiếm được được tiền trong giao dịch Forex. Với 80% thời gian thị trường đi ngang đây được gọi là vùng ru ngủ nhà đầu tư. Còn 20% thời gian còn lại là thị trường có xu hướng, nên các trader tập trung vào đó để kiếm lợi nhuận. Bài này tôi sẽ giới thiệu đến các bạn xu hướng tăng (Uptrend) là gì? Cách ứng dụng trong giao dịch Forex một cách chit tiết nhất.

Uptrend là gì? Đặc điểm và một số mô hình Uptrend

Uptrend là xu hướng tăng của thị trường. Giá sẽ liên tục tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Tạo ra các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ.

Uptrend là gì?Uptrend là gì?

Đặc điểm cơ bản của Uptrend

Đỉnh sau cao hơn đỉnh trước: Đỉnh (2) cao hơn đỉnh (1). Đỉnh (3) Cao hơn đỉnh (2) và đỉnh (4) thì cao hơn đỉnh (3).

Đáy sau cao hơn đáy trước: Đáy (B) cao hơn đáy (A). Cứ như thế, giá sẽ tăng lên và đáy cũng tăng dần lên.

Đặc điểm cơ bản của xu hướng tăngĐặc điểm cơ bản của xu hướng tăng

Đây là 2 dấu hiệu cơ bản nhất để bạn nhận biết 1 Uptrend (xu hướng tăng giá) của thị trường: Khi giá vượt đỉnh => chắc chắn sẽ tạo ra 1 đỉnh mới cao hơn. Công việc của bạn là đợi thị trường xác nhận 1 đáy mới, cao hơn đáy cũ. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể khẳng định: Uptrend (xu hướng tăng) đã được hình thành.

Một số mô hình Uptrend mà bạn rất hay bắt gặp

Mô hình 1: Xu hướng tăng hoàn hảo nhất

Một xu hướng tăng được xem là hoàn hảo khi nó vẽ được 1 đường Trendline.

Trendline là gì? Trendline là đường xu hướng. Trong Uptrend, trendline là đường thẳng nối các đáy lại với nhau. Nó đóng vai trò như 1 đường hỗ trợ cho thị trường. Và khi giá chạm vào đường trendline nó sẽ bật tăng trở lại.

Trong xu hướng tăng, bạn chỉ cần vẽ 1 đường thẳng nối 3 đáy lại với nhau. Vậy là chúng ta có 1 đường trendline tăng. Đây được xem là trường hợp hoàn hảo nhất của Uptrend.

Trendline trong Uptrend là gì?Trendline trong Uptrend là gì?

Mô hình 2: Giá vượt kháng cự và đi vào Uptrend

Dấu hiệu 1: Giá đang sideway (đi ngang), sau đó phá kháng cự (break out) và tăng lên => Đỉnh (2) trong tương lai chắc chắn sẽ cao hơn đỉnh (1).

Dấu hiệu 2: Giá Retest trở lại vùng kháng cự vừa mới vượt qua, sau đó bật tăng trở lại => Tạo đáy (B) cao hơn đáy (A).

=> Thị trường Sideway (đi ngang) trong 1 thời gian nhất định. Sau đó Break out (vượt kháng cự) và tăng lên mạnh mẽ tạo xu hướng tăng.

Giá vượt kháng cự và đi vào UptrendGiá vượt kháng cự và đi vào Uptrend

Mô hình 3: Uptrend tạo các ngưỡng cản (hỗ trợ/kháng cự)

Đây là 1 trong 3 mô hình xu hướng tăng siêu kinh điển mà bạn cần phải ghi nhớ.

Khi giá tăng và hình thành 1 đỉnh mới, đỉnh này sẽ trở thành vùng kháng cự. Giá vượt đỉnh (Break out vùng kháng cự) tăng lên thì vùng kháng cự lúc nào trở thành vùng hỗ trợ. Và tôi sẽ gọi chung là cản. Giá giảm trợ lại, chạm vào cản này và tiếp tục bật lên. Quá trình Uptrend cứ thế và lặp đi lặp lại.

Uptrend tạo các ngưỡng hỗ trợ/kháng cựUptrend tạo các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự

Mô hình 4: Một số mô hình Uptrend khác

Không phải lúc nào các Uptrend cũng giống nhau. Đôi khi nó chỉ đơn giản tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, các đáy sau cao hơn đáy trước. Và không tuân theo bất kỳ 1 quy luật nào cả.

1. Giá vào xu hướng tăng, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nhưng các đáy sau bằng đáy trước.

Mẫu uptrend có đáy bằng nhau

Mẫu uptrend có đáy bằng nhau

2. Uptrend đi theo mô hình bật thang: Giá vượt đỉnh (1) tạo đỉnh (2) cao hơn. Sau đó đi ngang tạo đáy (B) cao hơn đáy (A). Giá tiếp tục tăng lên, tạo đỉnh (3) cao hơn đỉnh (2). Và rồi đi ngang…. Cứ như thế, thị trường tạo xu hướng tăng như 1 mô hình bật thang.

Xu hướng tăng đi theo mô hình bậc thang

Xu hướng tăng đi theo mô hình bậc thang

3. Mẫu Uptrend với giá dao động mạnh. Đây là những mô hình xu hướng tăng vẫn thỏa các điều kiện: đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước. Nhưng so với các mẫu Uptrend khác thì nó không đẹp.

Mẫu Uptrend với giá dao động mạnhMẫu Uptrend với giá dao động mạnh

Khi nào thì Uptrend kết thúc?

Câu trả lời rất đơn giản, khi các nguyên tắc của Uptrend bị phá vỡ: Đỉnh sau không còn cao hơn đỉnh trước và đáy sau không còn cao hơn đáy trước => Xu hướng tăng đã kết thúc.

Khi Uptrend kết thúc, thị trường khả năng sẽ rơi vào Sideway (Đi ngang) để tích luỹ và tăng tiếp. Hoặc rơi vào Downtrend (xu hướng giảm).

Xu hướng tăng kết thúcXu hướng tăng kết thúc

Ví dụ chi tiết các mô hình xu hướng tăng

Tôi đã giới thiệu xong cho bạn tất cả các lý thuyết mà bạn cần nắm khi thị trường Uptrend. Và giờ, trước khi đi qua các nguyên tắc và cách giao dịch trong xu hướng tăng, tôi sẽ được ra những mẫu hình Uptrend trong thực tế mà bạn sẽ bắt gặp.

– Mô hình xu hướng tăng hoàn hảo, vẽ được đường trendline.

Mô hình xu hướng tăng hoàn hảo với trendlineMô hình xu hướng tăng hoàn hảo với trendline

– Uptrend tạo ra các cản (Hỗ trợ/kháng cự).

Mẫu hình uptrend tạo ra cản hỗ trợ kháng cựMẫu hình uptrend tạo ra cản hỗ trợ kháng cự

– Mô hình Uptrend bậc thang, giá tăng tạo đỉnh sau đó đi ngang.

Mô hình xu hướng tăng bậc thangMô hình xu hướng tăng bậc thang

Những nguyên tắc vào lệnh trong Uptrend

Có 1 số nguyên tắc nhất định trong Uptrend (xu hướng tăng giá) mà bạn phải ghi nhớ.

– Nếu bạn cố chống lại một đoàn tàu đang chạy, nó sẽ cán chết bạn. Uptrend cũng thế, đây là xu hướng tăng giá. Nếu bạn cố chống lại nó bằng những lệnh giao dịch sell, thì xác suất cao bạn sẽ mất tiền. Vậy nên, trong Uptrend bạn chỉ được mở những lệnh giao dịch BUY mà thôi.

– 80% thời gian thị trường đi ngang và 20% thời gian còn lại thị trường sẽ có xu hướng rõ ràng. Vì thế, tất cả những gì bạn cần phải làm chính là: Đợi, kiên nhẫn đợi. Chúng ta chỉ giao dịch khi xác suất thắng là cao nhất. Và xu hướng giá chính là chìa khoá để mở những giao dịch thành công.

Những nguyên tắc vào lệnh trong xu hướng tăngNhững nguyên tắc vào lệnh trong xu hướng tăng

– Giá sẽ chỉ liên tục tăng trong 1 khoản thời gian mà thôi. Vì thế, càng lên cao, xác suất Uptrend kết thúc càng cao. Với 1 số các trader chuyên nghiệp, khi giá càng lên cao, số tiền cho một giao dịch của họ sẽ càng giảm xuống.

Tín hiệu và cách giao dịch Forex trong Uptrend

Câu thần chú: Trong Uptrend, bạn chỉ có thể mở giao dịch BUY. Hãy ghi nhớ điều này.

Có 2 tín hiệu cực kì quan trọng trong xu hướng tăng mà bạn nên biết: (i) Các mô hình nến đảo chiều tăng giá có xác suất cao và (ii) Các ngưỡng cản (Hỗ trợ/kháng cự) được hình thành trong Uptrend.

(i) Những mẫu nến đảo chiều tăng giá đáng tin cậy nhất

Chỉ có 3 mô hình nến có xác suất chinh xác cao trong Uptrend mà thôi: Bullish Pin Bar (nến Hammer), Mô hình nến Bullish Engulfing, Mô hình nến Morning Star. Đây là 3 mẫu nến đảo chiều tăng giá có xác suất cao (khoản 80%) trên thị trường. Và tôi sẽ hướng dẫn cách sử dụng 3 mẫu nến này trong Uptrend bên dưới.

Những mẫu nến đảo chiều tăng giá đáng tin cậy nhấtNhững mẫu nến đảo chiều tăng giá đáng tin cậy nhất

(ii) Các ngưỡng cản (Hỗ trợ/kháng cự)

Thị trường tăng tạo các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, các đỉnh này trở thành vùng kháng cự trong Uptrend. Khi giá vượt đỉnh (Break out kháng cự) và tăng lên, nó có xu hướng retest trở lại.

Các ngưỡng cản trong UptrendCác ngưỡng cản trong Uptrend

Cách giao dịch Forex trong Uptrend

Vậy là chúng ta có 2 tín hiệu trong Uptrend để bạn đưa ra các quyết định giao dịch BUY. Và giờ, tôi sẽ kết hợp chúng lại và đưa ra 3 cách giao dịch Forex.

Cách 1: Trendline kết hợp với nến Doji hoặc Bullish Pin Bar

Đây là phương pháp giao dịch với đường Trendline. Lúc này Trendline đóng vai trò như 1 đường hỗ trợ. Chỉ cần giá tạo các mẫu nến cân bằng như Doji hoặc các mẫu nến đảo chiều tăng giá như Bullish Pin Bar, thì đây là tín hiệu tin cậy để thị trường bật tăng trở lại.

Trendline kết hợp với nến Doji hoặc Bullish Pin BarTrendline kết hợp với nến Doji hoặc Bullish Pin Bar

Mở giao dịch BUY ngay khi: Giá tạo nến Doji hoặc Bullish Pin Bar (mẫu nến Hammer) trên đường Trendline tăng.

Nếu giá tạo mẫu nến Bullish Pin Bar (dấu hiệu mạnh hơn) ngay trên đường Trendline. Xác suất gần như chắc chắn giá sẽ bật tăng trở lại.

Cách 2: Mô hình nến đảo chiều tại các vùng cản trong Uptrend

Đây là phương pháp siêu kinh điển T.L.S (Trend, Level, Signal). Sự kết hợp giữa Xu hướng, Cản và mô hình nến. Và là một trong những công thức kiếm tiền của rất rất nhiều các trader Forex trên toàn thế giới.

Giá trong Uptrend thường có xu hướng Retest các vùng cản đã vượt qua bằng các mẫu nến đảo chiều tăng giá. Đây là điều kiện để bạn mở 1 giao dịch BUY. Trang web này sẽ xoáy rất sâu vào phương pháp giao dịch T.L.S.

Mô hình nến đảo chiều tại các vùng cản trong UptrendMô hình nến đảo chiều tại các vùng cản trong Uptrend

Mở giao dịch BUY khi: Giá Retest lại vùng cản trong Uptrend bằng các mô hình nến như: Bullish Pin Bar, Bullish Engulfing và Morning Star.

Cách 3: Mô hình nến đảo chiều trong Uptrend

Không phải lúc nào trong 1 xu hướng tăng bạn đều có thể vẽ được 1 trendline. Và không phải lúc nào trong Uptrend giá cũng về lại vùng cản cũ để tạo ra mô hình nến. Chính vì thế, cách chơi Forex này ra đời, nó mang tên T.S (Trend và Signal).

Hiểu đơn giản là: Giá trong Uptrend sẽ tạo ra các tín hiệu giao dịch (Signal) là các mô hình nến đảo chiều tăng giá tin cậy. Đây là lúc mà bạn có thể mở những giao dịch BUY.

Mô hình nến đảo chiều trong UptrendMô hình nến đảo chiều trong Uptrend

Kết luận

  • Trend Is My Friend. Lúc nào cũng vậy, Trend là người bạn thân thiết nhất của các trader. Và nguyên tắc là: Có trend có giao dịch, không trend không làm gì cả.
  • Trong Uptrend, tất cả công việc của bạn cần làm là: Ngồi đợi tín hiệu và mở giao dịch BUY. Không khó để bạn nhận ra thị trường đã và đang vào xu hướng tăng. Nhưng kiên nhẫn đợi chờ những điểm vào lệnh có xác suất chính xác cao cực kì khó.
  • 3 mẫu nến Bullish Pin Bar, Bullish Engulfing và Morning Star có xác suất chính xác cao nhất để làm tín hiệu vào lệnh trong Uptrend.
  • Mở biểu đồ nến Nhật, xem lại lịch sử giá. Kiểm chứng xem những kiến thức hôm nay bạn đọc được tại HỒNG HOANG có chính xác hay không? Chúng tôi sẽ có những bài viết hướng dẫn phương pháp giao dịch chi tiết ứng dụng Trend và các mô hình nến. Mời các bạn đón xem.

Hãy đọc lại bài viết này thật chi tiết 1 lần nữa. Vì rất có thể, tiền của bạn được kiếm ra từ các kiến thức trong này. Tôi sẽ có những bài viết chi tiết vào tuần chiến thuật. Ví dụ và cách vào lệnh cụ thể trong Forex.

Nên nhớ trong tất cả mọi giao dịch phải xác định được điểm Stop Loss trước khi mở. Nó giúp bạn tránh được tổn thất lớn khi thị trường đi ngược hướng với dự đoán của mình.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ Uptrend là gì? Cách nhận dạng vào giao dịch trong xu hướng tăng.

Tham gia TELEGRAM để thực chiến cùng HỒNG HOANG tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *