Trong những bài viết trước bạn đã hiểu được chỉ báo Stochastic là gì?Bạn có thể tìm đọc lại chi tiết bài viết liên quan đến chỉ báo này ở link bên dưới. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi sơ lược lại khái niệm về chỉ báo Stochastic cũng như sẽ tìm hiểu cách sử dụng chỉ báo Stochastic này một cách hiệu quả nhất
Hướng Dẫn Sử Dụng Chỉ Báo Stochastic Hiệu Quả
Những bài viết trước tôi đã hướng dẫn bạn xây dựng hệ thống giao dịch với những chỉ báo như MACD, CCI, RSI,…Bài này, tôi tiếp tục hướng dẫn bạn thêm cách sử dụng công cụ chỉ báo Stochastic. Đây là một công cụ được nhiều nhà giao dịch (trader) chuyên nghiệp sử dụng, đồng thời cũng được tích hợp trong phần mềm giao dịch Metatrader 4 (MT4).
Chỉ Báo Stochastic Là Gì?
Chỉ báo Stochastic được giới thiệu bởi George Lane, chỉ báo được áp dụng để xác định xu hướng và khả năng các điểm đảo ngược. Chỉ báo xác định giá đóng cửa hiện tại trong phạm vi giá của các thời kỳ cuối, dựa trên ý tưởng rằng, giá muốn đến giới hạn trên dao động trong khuôn khổ của xu hướng tăng và giảm.
Chỉ báo Stochastic Oscillator là một loại chỉ báo dao động trong Phân tích kỹ thuật thị trường Forex và Chứng khoán, Bitcoin có giá trị từ 0 đến 100. Ý tưởng của chỉ báo này là so sánh giá đóng cửa với một vùng giá trong một giai đoạn nhất định.
Chỉ báo Stochastic gồm 2 đường:
- Đường chính được gọi là %K (Main), có màu xanh liền trên biểu đồ.
- Đường còn lại gọi là đường tín hiệu %D (Signal), có màu đỏ đứt đoạn trên biểu đồ.

Công thức tính chỉ báo Stochastic Oscillator:
- % K = 100 x [(Close – Lowest Low (n))/ (Highest High (n) – Lowest Low (n)]
- %D = SMA(%K, n), tức là lấy trung bình động của đường %K trong n giai đoạn
Hướng Dẫn Sử Dụng Chỉ Báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic cho phép xác định tín hiệu Mua và Bán. Tuy nhiên, chỉ báo nên được sử dụng kết hợp với việc phân tích xu hướng chung:
- Nếu chỉ báo tăng trên 80 cho thấy, khả năng thị trường đã quá Mua, khi này bạn nên xem xét chốt lời lệnh Mua và chờ tín hiệu xem xét Bán xuống.
- Nếu chỉ báo giảm dưới 20 cho thấy, khả năng thị trường đã quá bán, khi này bạn nên xem xét chốt lời lệnh Bán đồng thời chờ tín hiệu để Mua lên.
Chỉ báo thoái khỏi vùng đi vào vùng quá Mua và quá Bán có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.
- Việc giao nhau của giới hạn từ trên xuống dưới của các quá Mua là dấu hiệu của tín hiệu Bán
- Việc giao nhau của giới hạn từ dưới lên trên của các vùng quá Bán là dấu hiệu của tín hiệu Mua.
Giao nhau của chỉ báo với các đường tín hiệu đồng thời cũng xem như tín hiệu của việc mở vị trí:
- Việc cắt đường tín hiệu từ trên xuống, chỉ báo cho tín hiệu Bán
- Việc cắt đường tín hiệu từ dưới lên, chỉ báo cho tín hiệu Mua
Cách Sử Dụng Chỉ Báo Stochastic Theo Tín Hiệu Phân Kỳ
Chắc nhắc đến tín hiệu phân kỳ mọi người khá quen thuộc với các tín hiệu phân kỳ khác thuộc dòng Oscillators mình đã giới thiệu trước đó như chỉ báo MACD, CCI, RSI…đây đều là những chỉ báo cho ra những tín hiệu phân kỳ rất là chất lượng. Đang được rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng.
Việc xác định phân kỳ ở những bài trước tôi đã giới thiệu cho các bạn rồi, ở bài này tôi chỉ nói qua cách xác định phân kỳ của Stochastic để mọi người có thể áp dụng nó hiệu quả hơn trong giao dịch.

Dựa vào những dấu hiệu của đỉnh và đáy tạo thành bởi đường giá và chỉ báo Stochastic ta có được các tín hiệu phân kỳ như sau:
Đối với đảo chiều từ giảm sang tăng
- Đáy của giá giảm, tức đáy sau thấp hơn đáy trước
- Đáy của Stochastic tăng, tức đáy sau cao hơn đáy trước
Đối với đảo chiều từ tăng sang giảm
- Đỉnh của giá tăng, tức đỉnh sau cao hơn đỉnh trước
- Đỉnh của Stochastic giảm, tức đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
Cách Sử Dụng Chỉ Báo Stochastic Histogram Đơn Giản
Đối với tôi việc sử dụng các công cụ dưới dang Histogram là rất hiệu quả, vì nó trực quan, dễ áp dụng, tín hiệu nó được thể hiện rõ ràng hơn. Cũng như những chỉ báo Histogram tôi đã giới thiệu trước đó, Stochastic Histogram là công cụ tôi rất tâm đắc và ưa thích, công chụ chỉ báo này tôi đã hoàn thiện chỉnh sửa sao cho cho trực quan dễ hiểu nhất, để mọi người có thể dễ dàng sử dụng nó.

Lưu ý: Chỉ báo Stochastic Histogram nó theo những thông số của Stochastic . Nó là hoàn toàn khác biết với các chỉ báo Histogram khác như CCI Histogram, MACD Histogram, RSI Histogram …Nhìn có vẻ giống nhưng thực chất cấu tạo của mỗi chỉ báo là hoàn toàn khác nhau.
Như hình bên trên các bạn đã thấy, tôi đã phân định ra các vùng quá mua và quá bán. Đối với Stochastic Histogram bạn hoàn toàn có thể dựa vào các thanh xanh và đỏ vượt qua mức 0 để xem là tín hiệu vào lệnh. Với tín hiệu vào lệnh này có thể hơi trễ hơn việc bạn vào lệnh ở các điểm giao cắt hoặc ở vùng quá mua, quá bán nhưng nó lại có vẻ như an toàn hơn. Vì lúc này tín hiệu đã được xác nhận rõ ràng.
Kết Luận
Đến đây tôi đã giới thiệu bạn thêm một chỉ báo tương đối là hay và trực quan dễ hiểu. Tôi đã dành nhiều thời gian tìm kiếm các công cụ và chỉnh sửa hoàn thiện với mong muốn giúp các bạn có thể xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch tốt.
Tuy nhiên, mỗi công cụ đều có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau, bạn cần kết hợp thêm những kiến thức khác, và kết hợp các chỉ báo lại với nhau. Từ đó xây dựng cho mình một hệ thống phù hợp với bạn. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan khác
https://honghoanggroup.com/chi-bao-adx-la-gi-cach-tinh-toan-va-ung-dung/
https://honghoanggroup.com/chi-bao-adx-la-gi-va-cach-ung-dung/
https://honghoanggroup.com/price-action-danh-cho-trader-moi/