Mô hình nến Tweezer là mẫu hình đảo chiều nằm trong các mô hình nến Price Action quan trọng, xuất hiện ở đỉnh được gọi là Mô hình nến Tweezer top và ở đáy gọi là Tweezer Bottoms. Hôm nay, Hồng Hoang sẽ chia sẻ đến các bạn về mô hình nến Tweezer là gì và hướng dẫn cách giao dịch hiệu quả với mô hình này. Nếu bạn là một nhà đầu tư theo trường phái Price Action thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Mô hình nến Tweezer là gì?
Mô hình nến Tweezer là mô hình nến đảo chiều thường xuất hiện ở đỉnh hoặc đáy của một xu hướng tăng hoặc giảm.

Mô hình nến Tweezer Tops (đỉnh nhíp) là gì?
Mô hình nến Tweezer tops thường xuất hiện trong xu hướng tăng giá. Báo hiệu sự đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá có xác suất cao sẽ xảy ra.
Đây được xem là một tín hiệu được các trader kinh nghiệm sử dụng để dự đoán sự đảo chiều của giá. Độ chính xác rất cao có thể cân nhắc mở lệnh giao dịch giảm một cách an toàn.
Mô hình nến Tweezer Tops
Mô hình nến Tweezer Bottoms (đáy nhíp) là gì?
Ngược lại với mô hình nến Tweezer Tops, mô hình hình nến Tweezer Bottoms được hình thành trong xu hướng giảm giá. Khi xuất hiện mang theo thông điệp đảo chiều mạnh từ giảm sang tăng đến với các nhà đầu tư.
Nó được các trader thành công sử dụng như một công cụ dự đoán sự đảo chiểu từ giảm sang tăng. Và mang lại kết quả khả quan trong nhiều giao dịch mang tính quyết định.

Đặc điểm mô hình nến Tweezer Tops và mô hình nến Tweezer Bottoms
Có thể nhận biết nhanh vì nó ngoại hình nó rất đơn giản, dễ nhớ. Được cấu tạo từ 2 cây nến thân dài, xuất hiện song song với nhau nhưng khác màu. Có những trader gọi là đường ray xe lửa vì nó trông giống như thế cũng là điều vô cùng thú vị.

Mô hình nến Tweezer Tops được cấu tạo từ 2 nến:
– Nến thứ nhất: là một nến tăng có thân dài
– Nến thứ hai: là một nến giảm có chiều dài tương đương với nến thứ nhất.
Chúng thường xuất hiện ở đỉnh của một xu hướng tăng cảnh báo sự đảo chiều sắp diễn ra.
Mô hình nến Tweezer Bottoms được cấu tạo từ 2 nến:
– Nến 1: Là một nến giảm có thân dài.
– Nến 2: là một nến tăng có chiều dài tương đương với nến 1.
Nếu xuất hiện ở đáy của xu hướng giảm thì độ chính xác của mô hình nến Tweezer Bottoms rất cao. Nó dự đoán sự đảo chiều từ giảm sang tăng sẽ sớm xảy ra.
Ý nghĩa của mô hình nến Tweezer Tops và Mô hình nến Tweezer Bottoms
Có thể thấy rằng sau khi mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms được hình thành thị trường có sự bứt phá giảm hoặc tăng rất mạnh. Chúng chỉ xảy ra trong xu hướng tăng hoặc giảm giá.
Khi thị trường đang có xu hướng tăng giá tiếp tục chạm mốc cao hơn. Đột nhiên một nến giảm có chiểu dài bằng với nến tăng trước đó phủ bỏ hoàn toàn đà tăng. Mô hình Nến Tweezer Tops được hình thành báo hiệu xu hướng giảm giá đang được hình thành.
Ngược lại, xu hướng đang giảm giá càng đi xuống chạm mốc thấp nhất. Sau đó xuất hiện một nến tăng dài có chiều dài bằng với nến giảm trước đó. Tại đó mô hình nến Tweezer Botttoms đã được xác nhận và sự đảo chiều có khả năng cao xảy ra.

Cách áp dụng mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms vào giao dịch Forex
Đối với những trade theo trường phái mô hình nến Price Action thì mô hình nến Tweezer một tín hiệu đảo chiều mạnh. Nó giống như sự cảnh báo sớm từ thị trường rằng sự đảo chiều sắp xảy ra. Để có những giao dịch an toàn chúng ta nên kết hợp với các chỉ bảo phân tích kỹ thuật khác.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vào lệnh giao dịch Forex bằng cách kết hợp mô hình nến đảo chiều Tweezer Tops và Bottoms với Hỗ trợ/kháng cự.
Hướng dẫn giao dịch Forex với mô hình nến Tweezer kết hợp kháng cự/hỗ trợ
Dựa vào những đặc điểm của mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms như đã nêu ở trên. Chiến lược giao dịch khuyến nghị như sau:
Mở lệnh Buy khi mô hình nến Tweezer Bottoms xuất hiện tại vùng hỗ trợ.
+Entry (Điểm mở lệnh): Ngay khi giá tạo xong mô hình nến Tweezer Bottoms.
+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại Hỗ Trợ gần nhất trước khi Tweezer Bottoms xuất hiện.
+ Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm vào các kháng cự cũ đã hình thành trong quá khứ.

Mở lệnh Sell khi mô hình nến Tweezer Tops được hình thành tại vùng kháng cự.
+Entry (Điểm mở lệnh): Ngay khi xuất hiện mô hình nến Tweezer Tops trên biểu đồ.
+Stop loss (Điểm dừng lỗ): Đặt tại kháng cự gần nhất trước khi Tweezer Tops xuất hiện.
+ Take Profit (Điểm chốt lời): Khi giá chạm vào các hỗ trợ cũ đã hình thành trong quá khứ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng mô hình nến Tweezer Tops và Bottoms để giao dịch Forex
– Không nên giao dịch khi có tin tức gây biến động mạnh. Vì khi thị trường bị tác động bới tin tức mọi mô hình nến gần như không có tác dụng.
– Không áp dụng mô hình nến Tweezer Tops and mô hình nến Tweezer Bottoms khi thị trường không xu hướng (Sideway).
– Không sử dụng mô hình nến một cách độc lập hãy kết hợp với các chỉ báo RSI, MACD, SMA… để tăng độ chính xác.
Khi bạn là tín đồ của giao dịch đảo chiều thì mô hình nến Tweezer chính là tín hiệu vào lệnh. Kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản khác thì độ hiệu quả sẽ rất cao. Hãy tự mình trải nghiệm và thống kê trên tài khoản Demo. Từ đó rút ra một phương pháp giao dịch Forex phù hợp với bản thân.
Lời kết
Trên đây là những kiến thức cơ bản về mô hình nến Tweezer Tops & Bottoms. Hy vọng các bạn sẽ có thêm một phương pháp giao dịch hiệu quả với mô hình này. Chúc các bạn thành công.
Những bài viết liên quan
1.https://honghoanggroup.com/mo-hinh-nen-bullish-harami-la-gi/
2.https://honghoanggroup.com/mo-hinh-nen-bearish-harami-la-gi/
Để biết thêm nhiều kiến thức về giao dịch Forex, theo dõi Hồng Hoang Channel tại telegram https://t.me/Channel_Hong_Hoang