Đây là phần cuối trong chuỗi bài viết giới thiệu cơ bản về vùng supply demand. Phần này chúng ta sẽ hiểu chính xác bao lâu thì vùng supply demand vô hiệu. Cùng với kỹ năng xác định chính xác 1 vùng supply demand thì đây cũng là 1 điều bạn cần nắm rõ để có thể nâng cao tỉ lệ chiến thắng cho giao dịch.
Mất bao lâu thì 1 vùng supply demand bị vô hiệu?
Như đã biết trên thị trường có 2 loại trader là trader giao dịch ngắn hạn và trader giao dịch dài hạn. Tương tự, Big Boy (các quỹ, banker, các tổ chức tín dụng lớn…) cũng sẽ có 2 loại là giao dịch ngắn hạn và big boy giao dịch dài hạn.
Các Big Boy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích bắt các đợt sóng nhỏ của thị trường. Họ kiếm lợi nhuận dần dần theo kiểu “năng nhặt chặt bị”. Họ đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh khoản ngay trong ngày. Chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của họ mới “khớp”.

Về mặt bản chất các big boy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của trader nhỏ lẻ bị dính stop loss tại vùng supply demand, thì họ mới hành động. Các vùng supply demand vì thế sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).
Vậy 1 vùng supply demand bị vô hiệu hóa khi nào?
Câu trả lời là tùy thuộc vào khung giao dịch mà bạn đang giao dịch.
Nếu bạn giao dịch trên khung H1. Các vùng supply demand trade trên khung này chỉ nên tồn tại trong vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, ta nên xem nó đã trở nên vô hiệu.
Nếu bạn trade vùng supply demand trên khung daily, nếu thị trường không quay trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian daily, vùng supply demand ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên thị trường forex.
Xu hướng của thị trường
Cũng như hầu hết các phương pháp trading, trader sử dụng vùng supply demand cũng phải nắm khái niệm về trend và sử dụng trend trong giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.
Chúng ta thường hay quan sát khung thời gian D1 và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch. Dù giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng. Bạn vô tình sẽ trade ngược xu hướng khung thời gian thấp. Điều này dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.

Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian D thì bạn nên trade theo xu hướng của daily. Nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1. Đây cũng là 1 lưu ý quan trọng khi bạn sử dụng phương pháp trade với supply demand kết hợp trend.
Tổng kết
Đối với trader giao dịch theo supply demand. Bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự vùng supply demand là loại vùng như thế nào.
+ Tuổi của vùng supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng supply demand đó.
+ Vùng supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
+ Vùng supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.
Việc xác định vùng supply demand chỉ là mảnh ghép đầu tiên để trader có thể biết cách trade với loại vùng này. Trong các bài viết sau, tôi sẽ nói về cách vẽ vùng supply demand và cách vào lệnh với vùng supply demand. Hãy cùng đón xem nhé!
Hồng Hoang – Khởi nguồn tự do