Mục lục
Leading Indicator và Lagging Indicator là gì?
Có rất nhiều loại chỉ báo hỗ trợ bạn phân tích xu hướng khi thị trường biến động cũng như đi ngang. Chắc chắn, bạn đã tìm được một số loại phù hợp chiến lược giao dịch của riêng mình. Tuy nhiên trong Forex có hai loại chỉ báo là chỉ báo nhanh (leading indicator) và chỉ báo chậm (lagging indicator). Có lẽ bạn chưa biết được loại chỉ báo mình đang sử dụng là thuộc loại gì và liệu bạn đã sử dụng nó hợp lý chưa. Trong bài viết này, chúng tôi muốn bạn hiểu rõ bản chất của từng loại nó là gì, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của mỗi loại chỉ báo. Nào hãy cùng bắt đầu nhé.
Phân loại các dạng chỉ báo
Có 2 dạng chỉ báo chính:
- Chỉ báo nhanh (leading indicator – chỉ báo dẫn dắt): thuộc loại chỉ báo dao động (oscillator), cho những tín hiệu trước khi xu hướng mới hoặc xu hướng đảo chiều xảy ra.
- Chỉ báo chậm (lagging indicator): thuộc loại chỉ báo động lượng (momentum) hay chỉ báo đi theo xu hướng (trend-following), đưa ra các tín hiệu sau khi xu hướng đã hình thành.
Trên thực tế, nếu bạn chỉ sử dụng chỉ báo nhanh thì sẽ bị nhiều tín hiệu sai.
Còn các chỉ báo chậm chỉ đưa ra tín hiệu sau khi giá đã thay đổi rõ ràng đang hình thành một xu hướng. Do đó bạn phải vào lệnh chậm hơn thị trường một chút và thường thì mức tăng lớn nhất của một xu hướng xảy ra trong một vài nến đầu tiên. Nếu chỉ sử dụng chỉ báo chậm thì bạn sẽ bỏ lỡ phần lớn lợi nhuận.
Do đó cả hai chỉ báo nhanh lẫn chậm này đều hỗ trợ cho nhau, nhưng đôi khi chúng lại đối lập nhau.
Chúng tôi không thể nói bạn nên dùng chỉ báo nào hay kết hợp cả hai với nhau. Điều đó phụ thuộc vào bạn. Nhưng một điều chắc chắn, bạn cần hiểu rõ bản chất mỗi loại là gì, cũng như ưu nhược từng loại, để đưa ra quyết định cho riêng mình.
Leading Indicator (Chỉ báo nhanh) là gì?
Chỉ báo nhanh luôn đi trước biến động giá, mô tả một dạng xung lượng giá trên một chu kỳ nhìn lại (look-back period) cố định, là số lượng chu kỳ được dùng để tính toán chỉ báo. Ví dụ, đường Stochastic 20 ngày sẽ sử dụng hành động giá trong 20 ngày đã qua (khoảng 1 tháng). Tất cả những hành động giá trước đó sẽ bị bỏ qua. Có một số chỉ báo nhanh phổ biến, đó là: Chỉ số Kênh Hàng hóa (CCI), Xung lượng (Momentum), Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI), ATR, ADX và Stochastic.
Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng các loại chỉ báo nhanh. Chủ yếu là bạn nắm được tín hiệu sớm để ra vào thị trường và mở ra nhiều cơ hội giao dịch hơn. Tín hiệu sớm cũng báo trước một lực mạnh hay lực yếu tiềm tàng. Do tạo ra nhiều tín hiệu hơn, các chỉ báo nhanh thường được sử dụng trong các thị trường có xu hướng, nhưng thường là xuôi theo xu hướng chính, chứ không phải đi ngược nó. Trong một xu hướng tăng, công dụng tốt nhất là giúp xác định tình trạng quá bán để tìm cơ hội mua. Trong một xu hướng giảm, chỉ báo nhanh có thể giúp xác định vùng quá mua để tìm cơ hội bán.
Lagging Indicator (Chỉ báo chậm) là gì?
Chỉ báo chậm thường bám theo hành động giá và thường được liên tưởng đến những chỉ báo bám xu hướng. Hiếm khi những chỉ báo này đi trước biến động giá. Các chỉ báo bám xu hướng hoạt động tốt nhất khi thị trường có xu hướng mạnh. Chúng được thiết kế để kéo người chơi và giữ chân họ chừng nào xu hướng chưa bị phá. Do đó, những chỉ báo này không hiệu quả trong thị trường sideways. Các chỉ báo bám xu hướng sẽ dẫn đến nhiều tín hiệu giả và whipsaw. Một số chỉ báo trễ phổ biến bao gồm các loại đường MA (đơn giản, hàm mũ, tỷ trọng, biến số) và MACD.
Một trong những ưu điểm chính của chỉ báo chậm đó là khả năng nắm bắt một biến động và ở lại trong đó. Giả dụ thị trường đang có biến động liên tục, các chỉ báo bám xu hướng có thể dễ sử dụng và mang lại lợi nhuận cao. Xu hướng càng kéo dài, tín hiệu càng ít đi và lượng giao dịch cũng vậy.
Ưu điểm của các chỉ báo bám xu hướng bị mất đi khi thị trường biến động trong vùng giằng co. Một nhược điểm khác đó là tín hiệu thường đến trễ. Tại thời điểm xảy ra giao cắt đường MA, một phần đáng kể của biến động đã xảy ra rồi. Vào ra thị trường muộn có thể làm ảnh hưởng tới tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro.
Tham gia TELEGRAM để thực chiến cùng HỒNG HOANG tại đây:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mô hình đuôi nheo là gì? Đặc điểm và hướng dẫn giao dịch
Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm nhận biết và hướng dẫn giao dịch
Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn vào lệnh với mô hình 2 đỉnh