Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Ichimoku Cloud là gì ? Tuyệt chiêu giao dịch với Ichimoku Cloud

Ichimoku Cloud là gì ? Tuyệt chiêu giao dịch với Ichimoku Cloud

Thông thường trong một hệ thống giao dịch của Trader sẽ có nhiều hơn một chỉ báo kỹ thuật để tăng độ chính xác thay vì sử dụng đơn lẻ một chỉ báo kỹ thuật. Ví dụ hệ thống giao dịch sử dụng kết hợp chỉ báo RSI kết hợp với MACD. Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng một hệ thống giao dịch chỉ dụng duy nhất một chỉ báo. Chỉ báo mà tôi đang nhắc đến đó chính là chỉ báo đám mây Ichimoku hay còn gọi là Ichimoku Cloud.

Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem chỉ báo Ichimoku Cloud là gì mà lại lợi hại như vậy, tại sao lại có nhiều người sử dụng Ichimoku Cloud là chỉ báo duy nhất trong hệ thống giao dịch của họ.

Giới thiệu về Ichimoku Cloud

Ichimoku Cloud là một chỉ báo (Indicator) dùng cho việc phân tích kỹ thuật được áp dụng trên biểu đồ nến của một cổ phiếu, tiền mã hóa hoặc tài sản trên sàn giao dịch.

Ichimoku Kinko Hyo được phát triển vào cuối những năm 1930 bởi Satoru Hosoda – một nhà báo, phóng viên của tờ Metropolitan. Sau gần 40 năm nghiên cứu và xây dựng, ông đã xuất bản nó vào năm 1968.

Ichimoku cloud có tên nguyên bản là Ichimoku Kinko Hyo trong tiếng Nhật có nghĩa “Sự cân bằng của biểu đồ trong nháy mắt hoặc Một cái nhìn thoáng qua về sự cân bằng của biểu đồ”.  Chỉ qua cái tên thôi chúng ta đã phần nào hiểu được sức mạnh của công cụ phân tích kỹ thuật này.

Ichimoku Cloud là một hệ thống nhận dạng xu hướng dựa trên nhiều đường trung bình động (Moving Average). Biểu đồ sử dụng Ichimoku chứa nhiều dữ liệu hơn so với một biểu đồ thông thường, chính vì thế nó giúp chúng ta nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh hơn về hành động giá.Ichimoku cloud là gì?

Ichimoku cloud là gì?

Các thành phần của Ichimoku Cloud

Chỉ báo ichimoku Cloud cấu tạo từ 5 thành phần: Đường Tenkan Sen, đường Kijun Sen, đường Chikou Span, đường Senkou Span A và Senkou Span B.

Đường Kijun Sen (Baseline)

Đường Kijun Sen là đường trung bình động 26 phiên của giá, mô phỏng sự chuyển động trong trung hạn của giá. Có công thức tính như sau:

Kijun-Sen = (High + Low) / 2, Chu kỳ 26

Kijun-Sen

Kijun-Sen

Đánh giá trạng thái thị trường theo đường Kijun-Sen:

  • Giá nằm trên Kijun-sen: thị trường đang nằm trong xu hướng tăng.
  • Giá nằm dưới Kijun-sen: Thị trường đang trong xu hướng giảm.

Đường Tenkan-Sen (Conversion Line)

Về khái niệm, công thức tính và ý nghĩa của đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen là tương tự. Điểm khác nhau là đường Tenkan-Sen là đường trung bình phiên ngắn hơn so với đường Kijun-Sen. Nếu như Kijun-Sen là đường trung bình động 26 phiên thì Tenka-Sen chỉ có 9 phiên mà thôi.

Tenkan-Sen = (High + Low)/2, Chu kỳ 9 

Thị trường ở xu hướng tăng nếu giá nằm trên Tenkan-Sen, xu hướng giảm nếu giá nằm dưới Tenkan-Sen.972Tenkan-San

Tenkan-San

Được sử dụng chu kỳ ngắn hơn, vì vậy Đường Tenkan-Sen phản ứng nhanh hơn và bám sát đường giá hơn so với Kijun-Sen. Do đó, trong hệ thống giao dịch Ichimoku, Tenkan-Sen đóng vai trò như môt đường MA ngắn hạn. Sự giao cắt giữa đường MA nhanh (Tenkan-Sen) và MA chậm (Kijun-Sen) tạo ra tín hiệu giao dịch chuẩn xác hơn, bạn có thể xác định thời điểm vào lệnh hợp lý.

Chikou-Span (Lagging Span)

Đường Chikou Span đơn giản là giá đóng cửa của kỳ hiện tại được đẩy về 26 chu kỳ phía trước. Đường Chikou Span thể hiện động lượng của giá:

  • Nếu Chikou Span nằm trên đường giá thì giá có xu hướng tăng.
  • Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá thì giá có xu hướng giảm giá.
  • Còn nếu chikou Span nằm rất gần với giá hay cắt vào nhau thì giá đang Sideway trong một vùng giá.

Chikou-Span = Close (phiên hiện tại), lùi về trước 26 nến

Chikou-Span

Chikou-Span

Senkou Span A và Senkou Span B

Đây chính là 2 thành phần tạo nên đám mấy Kumo, khoảng không gian nằm giữa 2 đường này chính là đám mây mà chúng ta dùng để đánh giá thị trường.

Senkou Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2, tiến về trước 26 chu kỳ

Senkou Span B = (highest + Lowest)/2 với chu kỳ 52 và đẩy về sau 52 chu kỳ

Độ dày của mây Kumo thể hiện mức độ dao động của giá, Kumo càng dày thì giá dao động càng mạnh. Khi thị trường có xu hướng rõ ràng, mây Kumo đóng vai trò là các vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, mây Kumo càng dày thì lực cản càng mạnh.

Vậy chỉ báo Ichimoku Cloud hoàn chỉnh khi được đưa lên biểu đồ nến trông sẽ như thế nào ?Chỉ Ichimoku Cloud hoàn chỉnh trên biểu đồ

Chỉ Ichimoku Cloud hoàn chỉnh trên biểu đồ

Chiến lược giao dịch với Ichimoku Cloud

Chiến lược 1: Sự giao cắt giữa Tenkan và Kijun

  • Sell nếu Tenkan cắt xuống Kijun vì giá trong ngắn hạn có xu hướng chuyển động tiêu cực hơn khi so với sự chuyển động của giá trong trung hạn.
  • Buy nếu Tenkan cắt lên Kijun vì giá trong ngắn hạn có xu hướng chuyển động tích cực hơn khi so với sự chuyển động của giá trong trung hạn.

Để hạn chế những tín hiệu nhiễu tạo ra bởi hai đường này, chúng ta chỉ nên trade sự giao cắt thuận xu hướng chính. Ví dụ chỉ Buy khi Tenkan cắt lên Kijun và thị trường đang ở trong một xu hướng tăng.

Chiến lược 2: Sự giao cắt của giá và Kijun

  • Sell nếu giá cắt xuống Kijun vì chuyển động của giá hiện tại tiêu cực hơn sự chuyển động trung bình của giá trong quá khứ.
  • Buy nếu giá cắt lên Kijun vì chuyển động của giá hiện tại tích cực hơn khi so với sự chuyển động trung bình của giá trong quá khứ.

Chiến lược 3: Giá phá đám mây Kumo

Mây Kumo ngoài được dùng để xác định Trend của giá thì nó còn đóng vai trò là vùng giá kháng cự hoặc vùng giá hỗ trợ cho giá. Mây càng dày thì vùng giá đó càng mạnh. Việc giá phá xuống hoặc phá lên đám mấy cũng tương tự vậy giá phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ kháng cự.

  • Khi Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ dưới lên, mây Kumo đổi màu từ đỏ sang xanh => Buy
  • Khi Senkou-Span A cắt Senkou-Span B từ trên xuống, mây Kumo đổi màu từ xanh sang đỏ => Sell

Đổi màu mây Kumo

Đổi màu mây Kumo

Trên đây là khái niệm cũng như một số tín hiệu giao dịch sử dụng chỉ báo Ichimoku Cloud, hy vọng nó có thể giúp ích thêm cho hệ thống giao dịch của bạn.

Tham gia TELEGRAM để thực chiến cùng HỒNG HOANG tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Required fields are marked *