Trong giới giao dịch rất nhiều người biết đến tên tuổi Linda Raschke, bà được mệnh danh là nữ trader “cỡi trên lưng quái thú” vì hệ thống giao dịch cực kỳ hiệu quả, trong đó có sử dụng chiến lược điểm xoay (hay còn gọi là pivot point)
Thế giới tài chính được tạo ra bởi hành vi con người. Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó nhà giao dịch thành công không phải là người dự đoán điều gì sắp diễn ra mà phải biết phản ứng như thế nào với mọi tình huống…
Sơ lược về Linda Raschke
Linda Raschke sinh năm 1959 tại thành phố Pasadena trực thuộc tiểu bang California tại Hoa Kỳ. Bà được biết tới là nhà đầu tư nữ giới thành công nhất mọi thời đại. Đồng thời cũng là một trong những nữ hoàng trên thị trường tài chính, vốn được xem là nơi thử thách mạo hiểm của phái mạnh thời bấy giờ. Dường như bà đã khẳng định cho nửa thế giới còn lại một chân lý “Tất cả những gì đàn ông làm được phái nữ cũng có thể biến chúng thành hiện thực rực rỡ”.
Bà bắt đầu làm chuyên gia giao dịch chứng khoán từ đầu những năm 1980 và là người tạo lập thị trường cho các quyền chọn cổ phiếu. Trong vòng sáu năm, bà làm việc tại Sàn chứng khoán Pacific Coast và Sàn chứng khoán Philadelphia trước khi trở thành 1 broker nổi tiếng nhất thập niên ngày ấy.
Cho tới tận bây giờ, Linda Raschke vẫn được giới đầu tư phố Wall xem là một nữ trader đỉnh cao và nhà quản lý tiền xuất sắc khi không thua lỗ trong suốt 3 thập kỷ qua. Bà luôn chia sẻ vui trong mỗi cuộc phỏng vấn truyền hình “Đầu tư chứng khoán chính là cuộc chơi mạo hiểm cưỡi trên lưng quái thú mà chỉ có người bản lĩnh và chịu khó học hỏi mới chiến thắng”.
Những năm sau đó sự nghiệp của bà phát triển khá rực rỡ. Linda Raschke thời điểm ấy vốn được biết tới là chủ tịch đồng thời của hai công ty tài chính, được đặt tên theo tên viết tắt của bà: công ty LBRGroup – chuyên cố vấn kinh doanh hàng hóa, và LBR Asset Management – một công ty điều hành quỹ chung.
Bà còn là tác giả của một cuốn sách về chiến lược giao dịch xác suất cao và được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông “Street Smarts – High Probability Short Term Trading Strategies”. Đồng thời cũng là một nữ giáo viên từng giảng dạy về giao dịch chứng khoán cho một số tổ chức có uy tín, trong đó có Hiệp hội quản lý Future và Bloomberg.
Linda Raschke đã tự tạo ra nhiều hệ thống giao dịch chuyên nghiệp mà cho tới thời nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị sử dụng.
Các hệ thống giao dịch của Linda Raschke
1. Một cổ phiếu khi đã thực sự bước vào sóng uptrend, nó sẽ tăng giá trong khoảng thời gian từ 2 tháng trở lên thậm chí tới 6-8 tháng, chính vì vậy NĐT không việc gì phải vội vàng nếu nó chỉ vừa mới tăng.
“Nhỡ nó tăng mất thì sao” là nỗi sợ của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán. Lý do là họ chưa phân biệt được đâu là cổ phiếu tăng thực sự – đâu là cổ phiếu “ăn theo”. Một cổ phiếu tăng thực sự chí ít sẽ tăng từ 2 – 6 tháng thậm chí dài hơn. Còn một nhịp tăng của cổ phiếu ăn theo thì chỉ tầm 2 – 3 tuần là kết thúc. Việc mua đúng cổ phiếu hàng đầu vào sóng tăng thì dù có mua muộn cũng lãi 20 – 30% là chuyện bình thường trên thị trường cổ phiếu.
2. Đừng quá tự tin
Đầu tư chứng khoán đã dạy tôi rằng đừng nghĩ sự thông minh của mình có thể đánh bại thị trường. Tất cả số tiền mà bà kiếm được từ trading là điều chứng minh cho việc hầu hết mọi người đều mắc sai lầm. Thậm chí đám đông còn mắc sai lầm rất nhiều lần nữa.
Qua những giao dịch, bà đã học được một điều trên thị trường, đó là đám đông điên loạn, thường sẽ phi lý trí và khi họ bị cảm xúc lấn át, đó là lúc họ luôn luôn phạm phải sai lầm. Linda Raschke cũng nói rằng sự thông minh mà bạn có được nếu không rèn luyện học hỏi mà đem nó đi chiến đấu với thị trường ngay tức khắc vốn là một điều vô cùng sai lầm. Bạn quá tự tin khi vào lệnh, bạn đặt bạn vào rủi ro vì cái tôi của mình và chắc chắn bạn sẽ tiếp tục mất tiền. Đừng quá tự tin, hãy chăm chỉ học hỏi, rèn luyện ắt đầu tư sẽ có ngày thành công.
3. Kết hợp chiến lược giao dịch với các điểm Pivot – chiến lược điểm xoay
Chiến lược điểm xoay (chiến lược Pivot points) được sử dụng rất hiệu quả trong các giao dịch ngắn hạn, khi mà những nhà giao dịch muốn tìm cơ hội kiếm lời trên các bước biến động nhỏ của thị trường.
Điểm xoay được sử dụng cho cả 2 cách đầu tư: bật trở lại sau khi chạm các ngưỡng cản (Rang-bound) và phá vỡ mức cản (Breakout). Những nhà giao dịch theo cách Rang-bound sử dụng Pivot point để tìm ra các điểm mà tại đó thị trường sẽ đảo chiều. Còn những nhà giao dịch theo cách Breakout sử dụng Pivot Point để nhận diện những mức mà tại đó thị trường sẽ phá vỡ được mức cản và dự đoán có sự “bùng nổ” xảy ra trên thị trường
Đỉnh và đáy ngày hôm trước là các điểm pivot quan trọng cho biết người mua và người bán đang ở đâu trong ngày hôm trước. Vì thé, hãy quan sát xem liệu thị trường có kiểm tra lại hoặc đảo chiều từ các điểm pivot này hay không.
4. Mua tại lần điều chỉnh đầu tiên (first pullback) sau khi giá thiết lập đỉnh cao mới. Bán ngay sau lần hồi phục đầu tiên (first rally) sau khi giá tạo đáy mới.
5. Nếu thị trường đang mạnh lên hay yếu đi, nó phải được thể hiện đà ở ngày tiếp theo (ví dụ phải có ngày bùng nổ theo đà (follow through) sau phiên tăng giá mạnh).
6. Các khoảng trống (Gap) xuất hiện càng rộng (lớn), khả năng cao xu hướng sẽ tiếp diễn.
7. Khi thị trường giao dịch ở quay đỉnh hoặc đáy của ngày hôm trước là chỉ báo tốt cho thấy thị trường đang mạnh lên hay yếu đi.
8. Giờ giao dịch cuối cùng thường nói cho chúng ta biết sự thật về xu hướng hiện tại. Dòng tiền “thông minh” thường ra tay vào giờ giao dịch cuối cùng. Khi thị trường vẫn còn đóng cửa tăng giá mạnh, xu hướng tăng sẽ còn tiếp diễn trong phiên tới. Khi xu hướng tăng giá kết thúc, nó thường đảo chiều vào buổi sáng và sau đó, giá đóng cửa cuối phiên sẽ giảm.
9. Khối lượng giao dịch lớn vào lúc đóng cửa hàm ý xu hướng sẽ tiếp tục vào buổi sáng tiếp theo hướng cửa nửa giờ giao dịch cuối cùng. Trong thị trường có xu hướng mạnh, hãy quan sát khả năng giá sẽ quay trở lại xu hướng chính ở giờ giao dịch cuối cùng.
10. Thế giới tài chính được tạo ra bởi hành vi con người. Không ai có thể biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Do đó nhà giao dịch thành công không phải là người dự đoán điều gì sắp diễn ra mà phải biết phản ứng như thế nào với mọi tình huống.
Theo investing.vn
Thiết lập giao dịch Price Action
Price Action dành cho trader mới
Price Action là gì? Đặc điểm của Price Action
Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả
https://honghoanggroup.com/gia-vang-hom-nay-19-01-2022/
Mô hình nến Hammer – Nến Búa là gì?
Khóa học Master Forex chuyên nghiệp
5 Vấn Đề Tâm Lý Giao Dịch Forex Mà Mọi Trader Đều Phải Trải Qua
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mô hình đuôi nheo là gì? Đặc điểm và hướng dẫn giao dịch
Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm nhận biết và hướng dẫn giao dịch
Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn vào lệnh với mô hình 2 đỉnh