Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Giao Dịch Ngược Hướng Breakout

Giao Dịch Ngược Hướng Breakout

Thuật ngữ “Breakout”

Breakout là một sự thay đổi đáng kể trong hướng dịch chuyển của giá. Giao dịch ngược hướng Breakout có nghĩa là giao dịch với hướng ngược lại so với hướng giá phá vỡ.

Định nghĩa cổ điển về Breakout là khi mức giá biến động và cắt qua đường hỗ trợ/kháng cự (bao gồm cả dạng tam giác, dạng cờ nhọn), tuy nhiên thì khái niệm breakout cũng có thể được diễn giải theo phương thức mới mẻ hơn, chẳng hạn như khi đường giá phá vỡ Dải BollingerDải ATR hoặc phá vỡ đường hồi quy tuyến tính,…Ngoài ra, Breakout cũng có thể xuất hiện khi có các thanh giá đặc biệt như dạng thanh nến tăng trưởng hay thanh giá đảo chiều.

Breakout thường xuất hiện khi có biến động lớn ngược chiều với xu hướng ban đầu, mặc dù đôi khi breakout cũng hay tiếp cận các mức giá then chốt nhưng lại chỉ quanh quẩn tại mức này chứ không đột phá hẳn lên. Gần như nhà giao dịch nào khi tham gia vào thị trường (kể cả các nhà giao dịch lâu năm) cũng đều rất quan tâm đến giao dịch breakout. Nhìn chung thì có một quy luật tồn tại đó là nếu bạn tham gia vào giao dịch breakout càng sớm thì lợi nhuận thu về sẽ càng cao.

Vấn đề ở đây là có rất nhiều breakout giả xuất hiện trong Forex, theo đó thì các “breakout giả” sẽ nhanh chóng thay đổi và mức giá sẽ tiếp tục diễn biến theo xu hướng như trước khi bị phá vỡ. Điều này cũng không khó hiểu, bởi lẽ nguyên nhân ban đầu khiến breakout có thể xảy ra vốn đã là do tâm lý thị trường đối với một loại tiền tệ phát sinh biến đổi.

Phân tích Breakout trên biểu đồ

Hãy quan sát biểu đồ bên dưới: đặc trưng của Breakout là một thanh nến rất cao phá vỡ mức kháng cự phía trên, theo sau đó là vài mức đỉnh cao hơn. Tuy nhiên, tâm lý thị trường lại không có khả năng duy trì và sau đợt điều chỉnh tăng giá thì xu hướng lại đảo chiều (nhân tiện chúng tôi cũng muốn chỉ ra cho bạn biết rằng trong đợt này giá đạt tới mức tăng hơn 61,8% so với đợt suy giảm lúc trước). Khi giá vượt qua điểm breakout phía dưới, bạn sẽ biết được rằng breakout này đã thất bại bởi giá không hề đảo chiều mà vẫn tiếp tục giảm tới mức đáy sâu hơn.  Sự thay đổi tích cực trong tâm lý của các nhà giao dịch đã thúc đẩy breakout tăng giá.

Biểu đồ cặp USD/CHF
Cặp USD/CHF vượt qua ngưỡng kháng cự (1), không thiết lập xu hướng (2), và tiến tới mức đáy sâu hơn (3)

Xin lưu ý rằng tâm lý thị trường thường xuyên thay đổi chứ không cố định một chỗ. Chỉ vài tháng sau, tâm lý thị trường lại trở nên tích cực sau khi giá đã đạt tới mức đáy sâu nhất và dẫn dắt đà tăng giá trở lại. Bạn có thể quan sát tại biểu đồ tiếp theo. Cho tới lúc này thì breakout thứ hai đã không thất bại. Điều đáng tò mò ở đây là các đường kháng cự dường như nằm song song. Hiện tượng này diễn ra khá thường xuyên và có lẽ điều này phản ánh rằng mỗi loại tiền tệ đều có thói quen về Momentum cho riêng nó.

Trong cặp tiền tệ USD/CHF mà chúng ta đang quan sát thì nó diễn ra theo như mô tả trên biểu đồ, còn với các cặp tiền tệ khác (chẳng hạn cặp USD/CAD) thì các đường hỗ trợ và kháng cự sẽ có độ dốc khác.

Breakout theo khung thời gian trên biểu đồ
Breakout đầu tiên (1) so với lần thứ hai (2)

Những lưu ý khi giao dịch Breakout

Breakout thường được gây ra bởi một tin tức quan trọng hoặc một sự kiện làm thay đổi tâm lý thị trường (chẳng hạn như ngân hàng trung ương tăng lãi suất khi mọi người không dự đoán sẽ phát sinh thay đổi này).

Các nhà phân tích cùng đồng thuận với quan điểm rằng lãi suất sẽ không tăng, ấy vậy mà chỉ năm ngày trước khi cuộc họp quyết định chính sách của ngân hàng trung ương diễn ra thì lại có không ít nhà giao dịch quyết định mua vào đồng NZD. Giá đóng cửa của NZD dừng tại mức trên đường kháng cự trong ngày đầu tiên và cũng mang lại nguồn lợi nhuận lớn vào ngày thông báo tăng lãi suất được đưa ra. Đây chính là cuộc đấu tranh kinh điển giữa các nhà phân tích và các nhà giao dịch. Trong cuộc chiến này, các nhà giao dịch muốn mua vào để phòng ngừa trường hợp Ngân hàng Dự trữ bất ngờ tăng lãi suất và lần này thì sự phòng ngừa cho tương lai của họ đã mang lại hiệu quả.  

Tuy nhiên, hẳn không cần nói thì bạn cũng hiểu được rằng việc giao dịch đi ngược lại quan điểm chung không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả và hơn nữa thì xu hướng này vẫn còn chưa kết thúc. Tại thời điểm phát sinh các dữ liệu trên biểu đồ này, chúng ta vẫn không thể chắc chắn được rằng liệu đồng NZD có tiếp tục đà tăng giá hay không. Tại thời điểm này, những ai đã đặt cược vào lãi suất tăng thì đang chốt lời và làm trì hoãn đợt tăng giá.

Cặp NZD/USD cho thấy một breakout thành công do tăng lãi suất
Cặp NZD/USD cho thấy một breakout thành công do tăng lãi suất (được đánh dấu bằng mũi tên màu xanh lá cây).

Đôi khi một breakout cũng diễn ra khi không hề có bất kỳ tin tức hoặc biến chuyển đáng kể nào trong tâm lý thị trường. Rõ ràng là có một số nhà giao dịch riêng lẻ hoặc thành nhóm đã thay đổi đánh giá đối với tình hình thị trường, thế nhưng chúng ta vẫn chưa thể xác định cụ thể thay đổi này nếu không đợi thêm khá lâu.

Cũng có thể sẽ có một số nhà giao dịch đã cố thao túng giá cả để bản thân có thể mua vào với giá rẻ hơn hoặc bán ra với giá cao hơn. Khi bạn đang cố gắng dung hòa các nguyên tắc cơ bản với một breakout trên biểu đồ và không thể tìm ra lý do đằng sau việc này, bạn sẽ phải quyết định xem mình nên tuân theo thông tin bạn biết về các nguyên tắc cơ bản hay là sẽ đặt niềm tin vào breakout trên biểu đồ. Quyết định thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đây là một quyết định mang tính cá nhân, tuy nhiên thì hầu hết các nhà giao dịch lựa chọn giao dịch dựa trên breakout và lên kế hoạch để thoát ra nhanh chóng trong trường hợp breakout này thay đổi.

Breakout thật và giả

Nếu bạn đợi cho đến khi breakout được xác nhận thì rất có thể bạn sẽ để lỡ mất thời cơ giao dịch, bởi lẽ phần lớn lợi nhuận sẽ phát sinh tại thời điểm ban đầu của các đợt breakout.

Việc xác nhận có breakout thật hay không cũng khá rắc rối. Một số nhà phân tích coi một breakout là thật nếu mức giá thay đổi theo một mức tỷ lệ nhất định (chẳng hạn như tăng/giảm 20%). Tuy nhiên quy tắc này vẫn là không hữu ích trong giao dịch. Bởi lẽ một breakout hoàn toàn có thể là thật kể cả khi mức biến động chỉ là 10% hoặc lên tới 40%.

Một quy tắc khác nữa đó là một breakout sẽ được coi là không thất bại nếu như giá đã chạm và vượt qua một mức đỉnh hoặc đáy lúc trước. Biểu đồ của cặp USD/CAD dưới đây cho thấy đường kháng cự màu đỏ đã bị phá vỡ, tuy nhiên sau đó giá đóng cửa lại không thể đạt được mức đỉnh cao hơn (đường vàng trên cùng). Lúc này các mức đỉnh đã cao hơn thanh giá xuất hiện breakout, tuy nhiên thì vẫn chưa phải là mức giá đóng cửa cao hơn. Đây thường là dấu hiệu của một breakout tăng giá thất bại, nhưng trong thực tế, bạn không thể chắc chắn cho đến khi giá chạm mức đáy sâu hơn sau khi breakout diễn ra (đường vàng thấp hơn tiếp theo).

Một cách khác hữu hiệu hơn để xác định xem một breakout có thất bại hay không đó là quan sát xem giá có thể chạm tới mức đáy thấp hơn trước khi có breakout hay không (đường màu vàng nằm dưới cùng)

Biểu đồ hàng ngày của cặp USD/CAD với mức đỉnh mới cao hơn nhưng không tạo được mức đóng cửa cao hơn
Biểu đồ hàng ngày của cặp USD/CAD với mức đỉnh mới cao hơn nhưng không tạo được mức đóng cửa cao hơn

Nếu bạn chưa quen với phân tích kỹ thuật thì các breakout có thể sẽ trở thành thứ khiến cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ, bởi lẽ để hiểu được breakout thực sự không hề đơn giản chút nào. Breakout dường như sẽ thay đổi đôi chút nếu như có một nhóm các nhà giao dịch tiến hành thu lợi nhuận sớm. Breakout thường đi đôi với pullback, bởi vậy bạn cần phải nắm được một cách rõ ràng về ý tưởng nằm sau hai khái niệm này. 

Tham gia TELEGRAM để thực chiến cùng HỒNG HOANG tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *