Mục lục
Điểm đảo chiều (swing point) Price Action là một trong những khái niệm đầu tiên và cơ bản nhất mà một trader Price Action cần biết. Do đặc tính cơ bản và cực kỳ quan trọng, việc xác định điểm xoay sẽ giúp các trader xây dựng cho mình chiến lược giao dịch hiệu quả và chính xác hơn. Vậy, điểm xoay là gì và cách xác định điểm xoay đó như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài học dưới đây.
Điểm xoay (Swing point) Price Action là gì?
Swing point – hay còn gọi tên khác là điểm xoay/điểm đảo chiều: là điểm mà tại đó giá sẽ đổi hướng từ tăng sang giảm, từ giảm sang tăng và tạo nên những vùng đỉnh-đáy mà ta dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ.
Swing point được chia làm 2 loại: swing high (đỉnh đảo chiều) và swing low (đáy đảo chiều)
Nhìn vào hình dưới đây, chúng ta có thể dễ dàng xác định đâu là các swing high (đỉnh), đâu là swing low (đáy):
Trên thực tế, giá hiếm khi di chuyển theo một hướng mà sẽ chạy theo kiểu Zig Zag. Do đó, các điểm đảo chiều xuất hiện khá thường xuyên trên mọi khung thời gian và ở các thị trường khác nhau.
Tại sao (Swing point) Price Action lại quan trọng?
Do bản chất của swing point (swing high, swing low) là các điểm cực đại mà tại đó giá không thể tăng cao hơn, hoặc giảm sâu hơn được nữa, nên chúng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trên tất cả các biểu đồ giá. Do đó mà nhiều trader có thói quen xác định các điểm swing high, swing low ngay khi mở biểu đồ.
Swing high, swing low là yếu tố quan trọng nhất của 1 xu hướng
Từ xưa đến nay, chúng ta xác định một xu hướng bằng cách quan sát biểu đồ, khi giá tạo ra các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn (higher high and higher low), chúng ta biết giá đang đi trong xu hướng tăng. Ngược lại xu hướng giảm được xác định khi giá tạo ra các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn (lower high and lower low). Swing high và swing low chính là các đỉnh và đáy đó.
Quan trọng hơn, Swing high, swing low cũng chính là yếu tố xác nhận rằng một xu hướng đã đảo chiều hay chưa. Trong 1 xu hướng tăng, nếu swing low gần nhất bị phá vỡ xuống thì chúng ta xác nhận xu hướng đã đảo chiều sang giảm. Ngược lại trong xu hướng giảm, nếu swing high gần nhất bị phá vỡ lên thì xu hướng đã đảo chiều sang tăng.
Swing high, swing low là yếu tố cấu thành hỗ trợ và kháng cự
Chúng ta xác định các vùng hỗ trợ bằng cách nối các swing low cùng nằm ngang lại với nhau, và xác định các kháng cự bằng cách nối các swing high nằm ngang lại. Từ đó mới hình thành nên phương pháp giao dịch nổi tiếng toàn thế giới Price Action – hành động giá.
Swing high, swing low là yếu tố cấu thành đường xu hướng và các mô hình giá
Đường xu hướng tăng được tạo ra bằng cách nối các swing low trong xu hướng tăng lại với nhau. Ngược lại đường xu hướng giảm được tạo bằng cách nối các swing high trong xu hướng giảm lại với nhau.
Cũng bằng cách nối các Swing high, swing low, các trader thành công đã sáng tạo ra mô hình giá như: tam giác, vai đầu vai, lá cờ,…giúp nhiều trader thu được lợi nhuận lớn từ thị trường tài chính, điển hình là nhà giao dịch huyền thoại Peter Brandt đã vận dụng để chiến thắng thị trường trong suốt 40 năm qua.
Tìm Điểm Đảo Chiều Price Action
Giá di chuyển theo xu hướng sẽ có những đợt điều chỉnh, những đợt điều chỉnh này tạo nên các điểm đảo chiều (swing point) Price Action. Xác định các điểm đảo chiều này tức là chúng ta đang xác định xu hướng thị trường. Đó là các dấu hiệu đơn giản mà chính xác nhất của hỗ trợ kháng cự.
Thương trường là chiến trường, cấu trúc thị trường giống như dàn quân đánh trận. Đó là trận địa mà chúng ta sẽ đánh kẻ thù tại đó. Càng thấu hiểu về địa hình của trận địa, lợi thế của chúng ta càng lớn.
Hãy quan sát các điểm đảo chiều của giá, chúng ta sẽ thấy :
- Xu hướng chủ đạo
- Vùng hỗ trợ kháng cự – vùng vào lệnh tiềm năng
Quan sát hình 1 ta thấy:
- Hai sóng (swing) đầu tiên là các điểm đảo chiều (swing point) quan trọng (1)
- Dù trước đó là một xu hướng giảm giá mạnh, giá vẫn được hỗ trợ tốt bởi 2 điểm xoay chiều trước đó đi qua (2)
- Phóng to sóng giảm số (3) quan sát biểu đồ Hình 2.
Quan sát các sóng cao (swing high) và sóng thấp (swing low) dễ dàng nhận thấy chúng thấp dần. Các cố gắng vượt lên điểm sóng trước đó đều thất bại. Đây là xu hướng giảm (1)
Giá chạm vùng hỗ trợ trước đó trên biểu đồ hình 1 đã hình thành một mô hình nến tăng (mẫu nến rút chân, từ chối giảm)
Chúng ta có thể dùng chỉ báo ZigZag để xác định các điểm đảo chiều (swing point). Tuy nhiên, cũng cần tập cách tự xác định để tập cho mắt nhạy hơn với hành động giá (price action).
Bài viết liên quan khác
Thiết lập giao dịch Price Action
Price Action dành cho trader mới
Price Action là gì? Đặc điểm của Price Action
Chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả
https://honghoanggroup.com/gia-vang-hom-nay-19-01-2022/
Mô hình nến Hammer – Nến Búa là gì?
Khóa học Master Forex chuyên nghiệp
5 Vấn Đề Tâm Lý Giao Dịch Forex Mà Mọi Trader Đều Phải Trải Qua
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mô hình đuôi nheo là gì? Đặc điểm và hướng dẫn giao dịch
Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm nhận biết và hướng dẫn giao dịch
Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn vào lệnh với mô hình 2 đỉnh