Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Chỉ báo MFI (Market Facilitation Index)là gì?

Chỉ báo MFI là gì

Chỉ báo MFI (Market Facilitation Index) – một chỉ báo được sử dụng để đo lường độ mạnh yếu của những thay đổi về giá của một tài sản trong một khoảng thời gian xác định, giúp trader nhận biết một xu hướng mới đã được hình thành hoặc sắp bắt đầu hoặc khi thị trường đang sideway. Rõ ràng đây là một chỉ báo khá hữu ích và trong bài viết hôm nay, hãy cùng Bitcoin Vietnam News tìm hiểu xem chỉ báo MFI Market Facilitation Index là gì và áp dụng nó vào giao dịch như thế nào nhé.

Chỉ báo MFI Market Facilitation Index là gì?

Bill Williams đã tạo ra chỉ báo MFI (Market Facilitation Index) vì ông nhận thấy rằng khối lượng giao dịch là yếu tố chính tác động đến sự thay đổi của giá và việc phân tích mối tương quan giữa chúng sẽ giúp nhà đầu tư nắm rõ diễn biến của thị trường trong thời điểm hiện tại. Có thể nói chỉ báo MFI (Market Facilitation Index) là một công cụ đắc lực dành cho giới trader, do đó chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu ý nghĩa chuyên sâu của nó nhé.

Ý nghĩa chỉ số MFI (Market Facilitation Index)

Một thị trường có tính thanh khoản cao là khi người mua, người bán, nhà đầu cơ và các quỹ đầu tư mạo hiểm tích cực tham gia giao dịch tại một thời điểm. Do đó chỉ số MFI (Market Facilitation Index) được dùng để đánh giá sự sôi động của thị trường.

Bill Williams nhấn mạnh mối tương quan giữa chỉ số MFI và khối lượng giao dịch (volume) như sau:

  • Khi chỉ số MFI và khối lượng đều tăng, có 2 trường hợp xảy ra:
    • có nhiều người tham gia thị trường
    • người tham gia chỉ thực hiện các giao dịch theo hướng phát triển nhanh, tức là biến động đã bắt đầu và đang tăng tốc;
  • Khi chỉ số MFI và khối lượng đều giảm, nghĩa là các nhà đầu tư đã không còn hứng thú nữa;
  • Khi chỉ số MFI tăng nhưng khối lượng giảm, rất có thể thị trường không được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch từ các nhà đầu tư, và giá đang thay đổi là do sự đầu cơ của các nhà giao dịch “trên sàn” (broker và dealer);
  • Khi chỉ báo MFI giảm nhưng khối lượng tăng. Lúc này sẽ có một cuộc chiến giữa thị trường giá lên và thị trường giá xuống, hay bò (bulls) và gấu (bears) giao đấu với nhau :D Khối lượng giao dịch bán và mua lúc này là rất lớn nhưng giá vẫn không thay đổi nhiều do các lực thị trường triệt tiêu lẫn nhau. Cuối cùng, một trong hai bên (bán hoặc mua) sẽ thắng cuộc chiến. Thông thường sự thay đổi đột ngột của một thanh sẽ cho chúng ta biết xu hướng hiện tại có tiếp tục hay không.

Nếu không có ai tham gia giao dịch, đưa thị trường theo một xu hướng cụ thể, thì giá sẽ dao động trong biên độ hẹp và gần như đi ngang, hay còn gọi là sideway.

Các cột khác màu trong biểu đồ MFI thể hiện sự kết hợp khác nhau giữa sự thay đổi của giá và biến động của khối lượng. Các thông số được tính toán dựa trên giá thị trường hiện hành. Các quyết định giao dịch được dựa trên màu sắc và biên độ dao động của các cột trong biểu đồ MFI.

Công thức chỉ báo MFI (Market Facilitation Index)

Công thức tính chỉ số MFI khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy Đỉnh trừ đi Đáy rồi chia cho khối lượng là xong.

BW_MFI = (Giá cao nhất – Giá thấp nhất) / Khối lượng

Cách sử dụng chỉ báo MFI (Market Facilitation Index)

Chỉ số MFI (Market Facilitation Index) chỉ ra 4 sự kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch như đã nói ở trên:

Cột màu xanh lá cây

Cột này có nghĩa là khối lượng giao dịch được thực hiện bởi các nhà giao dịch tăng lên, làm cho thị trường thay đổi theo hướng tích cực, giá di chuyển theo xu hướng tăng. Các nhà đầu tư vào sau kỳ vọng thị trường tiếp tục tăng.

  • Nếu bạn có các lệnh bán ngược hướng thị trường, thì bạn nên đóng lệnh.
  • Nếu bạn có các lệnh mua trước có cột màu xanh lá cây thì bạn đã đoán đúng hướng của thị trường.

Cột màu nâu

Cột màu nâu nghĩa là khối lượng giao dịch giảm khá nhiều, thị trường ít biến động, giá chuyển động chậm. Bạn nên thoát lệnh và chờ cơ hội mới. Nếu có nhiều cột màu nâu liên tiếp xuất hiện, hãy chờ một tín hiệu đảo chiều.

Cột màu xanh dương

Cột xanh dương nghĩa là khối lượng giao dịch giảm nhưng giá lại tăng, thể hiện thị trường đang chuyển động yếu, không có khối lượng giao dịch, giá chỉ di chuyển theo quán tính bởi sự kỳ vọng của một lượng nhỏ người tham gia.

Lúc này bạn nên đứng ngoài thị trường, bởi có khả năng sẽ xuất hiện nhà đầu cơ hay cá mập can thiệp vào giá.

Cột màu hồng

Cột màu hồng báo hiệu kết thúc xu hướng, thể hiện sự giằng cho giữa 2 phe mua – bán. Lúc này khối lượng giao dịch rất nhiều nhưng giá không có nhiều thay đổi, thị trường có thể sideway.

Nếu cột màu hồng xuất hiện cùng với nến pinbar, hoặc nằm trong vùng mục tiêu dự kiến của sóng Elliot, đồng thời chỉ báo MACD cho tín hiệu phân ky, thì xác suất thị trường quay đầu đạt 95%.

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên giao dịch lúc này. Nếu khối lượng bắt đầu tăng lên ở các cột tiếp theo và xuất hiện một cột xanh lá cây thì bạn có thể vào lệnh theo xu hướng giá hiện tại.

Kết luận

Chỉ báo MFI (Market Facilitation Index) là một công cụ tuyệt vời để đánh giá tỷ lệ của người bán / người mua, hiệu quả của nó hầu như không phụ thuộc vào loại tài sản giao dịch và thời gian phân tích. Nó liên kết đến sự biến động giữa giá và khối lượng giao dịch hiện tại, cho phép bạn đánh giá thị trường một cách khách quan nhất.

Bài viết liên quan khác

1.https://honghoanggroup.com/mo-hinh-nen-bearish-engulfing-la-gi/

2. https://honghoanggroup.com/chi-bao-macd-la-gi-cach-su-dung-macd/

3.https://honghoanggroup.com/7-ly-do-khien-cac-nha-giao-dich-forex-that-bai/

Tham khảo khóa học Master Forex tại đây https://honghoanggroup.com/khoa-hoc-become-a-master-trader/

Biết thêm về kiến thức giao dịch ngoại hối, theo dõi Hồng Hoang Channel tại telegram https://t.me/Channel_Hong_Hoang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *