Mục lục
Chỉ Báo MACD Là Gì? Cách Sử Dụng MACD. Trong giao dịch Forex, khi xác định được xu hướng thì bạn đã nắm chắc 90% phần thắng trong tay. Vậy những gì bạn cần làm là nắm bắt được xu hướng của thị trường. Bài này tôi sẽ giới thiệu chỉ báo MACD là gì? Cách xác định xu hướng với đường MACD.
Chỉ Báo MACD Là Gì? Cách Sử Dụng MACD
Chỉ báo MACD là gì?
Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Đường trung bình động hội tụ và phân kỳ). Được tạo ra bởi một nhà phân tích kỹ thuật tên là Gerald Appel từ thập niên 1970. MACD giúp bạn định hình giá đang trong xu hướng nào. Khi nào kết thúc, đảo chiều hoặc tạo thành xu hướng mới.
Chỉ báo MACD là gì
Chỉ báo MACD được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
– Đường MACD (MACD line – đường màu xanh đậm): là sự kết hợp của đường EMA12 – EMA26, cho thấy xu hướng phát triển của giá.
– Đường tín hiệu (Signal line – đường màu cam): là đường EMA9 dùng để theo dõi xu hướng của giá.
– Cột Histogram: Dùng để đo lường mức độ hội tụ/phân kỳ giữa 2 đường trung bình động. Cho thấy tốc độ biến đổi giá tại thời điểm xác nhận là nhanh hay chậm.
Cách sử dụng chỉ báo MACD
Cách 1: Dự báo chính xác xu hướng giá bằng MACD
Đây là đặc tính hội tụ của chỉ báo MACD. Nghĩa là hướng di chuyển của MACD chính là hướng đi của giá.
(i) Khi đường MACD cắt đường Signal từ dưới lên (đường màu xanh cắt đường màu cam từ dưới lên) => Báo hiệu giá có xu hướng tăng. Các cột Histogram sẽ hướng lên trên.
Dự báo xu hướng giá bằng đường MACD
(ii) Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống (đường màu xanh cắt đường màu cam từ trên xuống) => Báo hiệu xu hướng giảm. Các cột History sẽ hướng xuống dưới.
Dự báo xu hướng giá bằng đường MACD
Cách 2: Dự đoán khả năng đảo chiều bằng đường phân kỳ MACD
Một đặc tính khác của chỉ báo MACD chính là phân kỳ. Bạn chỉ cần xác định được hiện tượng phân kỳ của đường MACD. Từ đó đưa ra các dự báo khả năng đảo chiều của xu hướng giá.
Đây là 1 ví dụ điển hình về hiện tường phân kỳ của MACD.
(A) Giá đang trong xu hướng giảm => (B) Xuất hiện phân kỳ giữa giá và MACD (Giá giảm nhưng đường MACD tăng => (C) Ngay sau đó, giá đảo chiều từ giảm sang tăng.
Phân kỳ tăng của chỉ báo MACD
Xác Định Xu Hướng Với MACD Histogram
Chỉ báo MACD Histogram chỉ đơn giản là sự khác nhau giữa MACD và đường tín hiệu của nó.
- Sư hội tụ: Đó là khi mà MACD histogram giảm chiều cao, nó báo hiệu cho sự suy giảm xu hướng trong thị trường, cảnh báo đảo chiều xu hướng.
- Sự phân kì: Là khi MACD Histogram tăng chiều cao, điều này xảy ra khi MACD tăng nhanh theo xu hướng hiệu tại, báo hiệu là xu hướng đó sẽ tiếp tục tăng mạnh.
Giao Dịch Với Tín Hiệu Phân Kỳ Của MACD Historgram
Tín hiệu phân kỳ của MACD xảy ra khi:
- Trong xu hướng giảm – nếu đường giá tạo đáy mới thấp hơn đáy cũ và đường MACD tạo đáy mới cao hơn đáy cũ => đảo chiều xu hướng thành tăng.
- Trong xu hướng tăng – nếu đường giá tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đường MACD tạo đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ => đảo chiều xu hướng thành giảm.
Được xếp loại là một trong những chỉ báo báo chậm ( lagging), MACD thường được sử dụng như một công cụ theo xu hướng. Nó bao gồm hai đường trung bình hàm hai và Histogram (khoảng cách giữa đường Signal và đường EMA còn lại)
Nếu đã là một nhà giao dịch (trader) theo trường phái phân tích kỹ thuật hẳn là anh em đã biết chỉ báo đường trung bình động Hội tụ phân kỳ. MACD cùng với Bollinger bands là hai trong số những chỉ báo nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Kết luận
Chỉ báo MACD là một chỉ báo hữu dụng trong giao dịch, dự đoán xu hướng và giá cả. Nó giúp các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận khi thị trường có xu hướng. Vì vậy nếu bạn muốn kiếm được lợi nhuận thì hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về đường MACD. Bạn nên thực hành trên tài khoản Demo để nắm rõ được cách hoạt động và thiết lập chiến lược trước khi nghĩ đến việc kiếm tiền.
Tham gia TELEGRAM để thực chiến cùng HỒNG HOANG tại đây:
Bài viết liên quan khác
1.https://honghoanggroup.com/mo-hinh-nen-2-thanh-va-mo-hinh-nen-3-thanh/
2.https://honghoanggroup.com/huong-dan-su-dung-ichimoku-don-gian-hieu-qua/
3.https://honghoanggroup.com/khoa-hoc-become-a-master-trader/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mô hình đuôi nheo là gì? Đặc điểm và hướng dẫn giao dịch
Mô hình kim cương là gì? Đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch
Mô hình 3 đỉnh là gì? Đặc điểm nhận biết và hướng dẫn giao dịch
Mô hình 2 đỉnh là gì? Hướng dẫn vào lệnh với mô hình 2 đỉnh