Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Chỉ Báo Bollinger Bands Là Gì? Cách Sử Dụng

Chỉ Báo Bollinger Bands Là Gì? Cách Sử Dụng

Chỉ Báo Bollinger Bands Là Gì? Cách Sử Dụng

Nếu đã bước chân vào thị trường Forex thì các nhà đầu tư phải biết đến chỉ báo Bollinger Bands dùng để dự đoán diễn biến giá trong ngắn hạn và trung hạn. Đơn giản và hiệu quả là từ ngữ dùng để miêu tả nó. Vậy Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng như thế nào mới hiệu quả. Bài viết này sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi trên.

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Band hay dải Bollinger Bands là tên một chỉ báo được lấy theo tên của nhà giao dịch phát minh ra chỉ báo này. Đây là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong phân tích thị trường. Khi kết hợp với nến Nhật, các tín hiệu mà Bollinger Band đưa ra cho các nhà đầu tư có tính chính xác rất cao.

Chỉ báo bollinger bands là gìChỉ báo bollinger bands là gì

Cấu trúc chỉ báo Bollinger Bands

Dải Bollinger Bands có cấu trúc gồm 3 thành phần chính:

  • Trên cùng là đường Upper Band (Band trên) – Màu đỏ.
  • Ở giũa là đường Middle Band (Band giữa): Là đường trung bình SMA20 (giá đóng cửa trung bình của 20 cây nến) – Màu cam.
  • Dưới cùng là đường Lower Band (Band dưới) – Màu vàng.

Cấu tạo chỉ báo Bollinger BandsCấu tạo chỉ báo Bollinger Bands

Các tín hiệu quan trọng của chỉ báo Bollinger Bands

Các trader sử dụng dải Bollinger Band với nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, khái quát chung lại nó mang hai tín hiệu quan trọng sau đây.

Tín hiệu giá đi theo Trend

Đây là tín hiệu trực quan mà Bollinger Band mang lại để có thể xác định xu hướng giá đang diễn ra. Cụ thể:

(i) Giá đi trong Up Trend (xu hướng tăng)

Trong Up Trend giá thường tạo các cây nến Nhật nằm ở vùng Band trên (vùng giới hạn bởi 2 đường Upper Band và Middle Band). Khi giá vượt đường Upper Band (Band trên) thì nó có xu hướng giảm trở lại vào trong dãi Bollinger Bands. Khi giá điều chỉnh chạm vào Middle Band (SMA20) nó có xu hướng bật tăng lại.

Chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng tăngChỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng tăng

(ii) Giá trong Down Trend (xu hướng giảm)

Ngược lại, trong Down Trend giá tạo các cây nến Nhật nằm ở vùng Band dưới (vùng giới hạn bởi 2 đường Lower Band và Middle Band). Khi giá rớt khỏi đường Lower Band (Band dưới) thì nó có xu hướng bật lên trở lại vào band. Khi giá điều chỉnh chạm vào Middle Band (SMA20) nó có xu hướng giảm xuống.

Chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng giảmChỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng giảm

Tín hiệu khi thị trường đi ngang (Sideway)

Đây là tín hiệu hiệu quả nhất mà Bollinger Band mang tới cho người chơi. Cụ thể, khi giá đi ngang, nó sẽ giao động trong phạm vi Bollinger Bands. Đặc biệt khi đi lệch khỏi dải Bollinger Bands này, giá sẽ điều chỉnh quay lại vào trong vùng Bands.

Bollinger Bands khi thị trường đi ngangBollinger Bands khi thị trường đi ngang

Kết luận

Tóm lại, để ứng dụng tốt dải Bollinger Bands thì chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc trên. Bên cạnh đó cần phải thực hành trên tài khoản Demo để khai thác ưu điểm, hạn chế khuyết điểm với Bollinger Bands.

Tham gia TELEGRAM để thực chiến cùng HỒNG HOANG tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Required fields are marked *