Đang có 10 người đang xem bài viết này cùng bạn

Nến chỉ hướng là gì? Phương pháp giao dịch bằng nến chỉ hướng

nến chỉ hướng

Trong thị trường forex, mỗi sai lầm đều phải trả bằng một cái giá không nhỏ. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư mới hãy nên thận trọng trong mỗi bước đi. Để giao dịch mang lại tỷ lệ thành công cao cần có phương pháp giao dịch đúng đắn. Bài viết dưới đây Hồng Hoang Group muốn gửi đến các nhà đầu tư phương pháp giao dịch bằng nến chỉ hướng giúp tăng tỷ lệ thành công cao trong giao dịch.

Nến chỉ hướng là gì?

Phương pháp giao dịch này được thể hiện luôn qua tên gọi. Nến chỉ hướng tức là cây nến định hướng xu hướng giao dịch trong phiên, chỉ cho ta hướng đi trong phiên giao dịch đó. Gọi là nến chỉ hướng thì chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ nến để phân tích và giao dịch. 

Đặc điểm của nến chỉ hướng

Nến chỉ hướng là phương pháp giao dịch được Khánh Phương Trần nghiên cứu và đã được áp dụng hiệu quả trong thị trường forex với tỉ lệ win ít nhất 65%.

Tuy nhiên, đây chỉ là 1 cây nến doji chưa phân rõ lực buy sell, biên độ cản 2 đầu ngang nhau, sau khi có xác nhận là 1 cây nến xanh to cho thấy phe buy đã giành chiến thắng thì chờ hồi về gần cản mới order lệnh Buy, SL dưới cản dưới và TP là vùng cản trên.

Phương pháp giao dịch bằng nến chỉ hướng

Phương pháp giao dịch dựa trên nến chỉ hướng của anh Khánh Phương Trần có sử dụng chiêu 1 (C1) của Lục Chỉ Cầm Ma (LCCM) do sư phụ Khắc Qui nghiên cứu. C1 giúp chúng ta xác định được các vùng cản để có cái nhìn tổng quan về thị trường, màu đỏ là kháng cự và màu vàng là hỗ trợ.

TH1 : Nến chỉ hướng ở xa đích

Hôm nay chúng ta phải đi bộ, 30 phút đầu tiên khi bắt đầu xuất phát chúng ta chỉ đi được 1km, vậy còn 2h30 phút để hoàn thành nốt quãng đường còn lại là 5km, tức là trong phiên chính giá sẽ đi tới vùng cản tiếp theo và không có đảo chiều. 

=> Nến chỉ hướng thể hiện lực sell, chứng tỏ phe bán đang chiếm lĩnh thị trường, lúc này nhìn các cản C1 ta thấy đích đến ở xa, vậy việc cần làm là chờ retest lại 50% nến chỉ hướng hoặc xem các cản gần nhất, chờ retest về để sell, SL trên C1 tạo ra gần nhất, TP tại các cản C1 tiếp theo.

TH2 : Nến chỉ hướng tới đích

Quay lại con đường cần hoàn thành từ nhà đến chợ, hôm nay chúng ta không phải đi bộ mà đi bằng ô tô, trong 30 phút chúng ta đã hoàn thành quãng đường 6km và đã đến được chợ, lúc này còn dư 2h30 phút, vậy chúng ta sẽ làm gì với quãng thời gian còn lại này. Lúc này có 4 trường hợp có thể xảy ra, ta sẽ phân tích hành vi ở từng trường hợp cụ thể nhé.

  • TH2.1 : Ở nhà có việc gấp nên ta phải quay về nhà ngay

Khi nến chỉ hướng tới đích và không vượt qua đích, chúng ta sẽ quan sát dấu hiệu đảo chiều, nếu có dấu hiệu đảo chiều ở cây M30 tiếp theo chúng ta sẽ chờ retest và vào lệnh, sl cách đích 10pip, TP là quay trở về nhà. 

=> Nến chỉ hướng thể hiện lực mua nhưng tới đích, cây nến M30 tiếp theo thể hiện lực bán, chứng tỏ phe mua k còn mặn mà với thị trường và phe bán đã nhảy vào, chờ retest lại 50% cây nến M30 sau cây nến chỉ hướng và sell, SL trên C1 10pip, TP là các vùng cản tiếp theo.

  • TH2.2 : Trên đường quay trở về nhà thì nhận được điện thoại từ bạn thân nói rằng ở trung tâm thương mại đang có chương trình khuyến mãi lớn, và ta lập tức tăng tốc quay lại, đi qua chợ hướng thẳng đến trung tâm thương mại cho kịp giờ săn sale.

Cũng giống như việc đi chợ trên đường về nhận được điện thoại thì market cũng có những hành vi như vậy, trường hợp này gọi là pull back, tức là cây nến chỉ hướng sau khi đến đích sẽ pull back rồi tiếp tục phá cản tìm đến các vùng cản tiếp theo. Hành vi này của market là do khi đến đích sẽ có 1 bộ phận chốt lời làm cho giá bị điều chỉnh, và khi giá bị điều chỉnh thì những người chưa tham gia được vào thị trường lúc đầu sẽ lao vào khiến giá bật trở lại. Vùng sóng điều chỉnh thường về các vùng cản break trong quá khứ và chỉ pull back không quá 2 nến M15, đây là dấu hiệu nhận biết của trường hợp này mà chúng ta cần phải lưu ý để phân biệt được lúc nào là pull back, lúc nào là đảo chiều.

=> Nến chỉ hướng sau khi đến đích thì có sự điều chỉnh, nhìn trên chart ta thấy giá quay lại pull back đúng vùng cản break trong quá khứ, lúc này ta sẽ setup lệnh buy SL ngay dưới vùng cản break trước đó, lưu ý SL không quá 30 pip đối với vàng và 20 pip đối với ngoại tệ, TP là các vùng cản tiếp theo.

  • TH2.3 : Thời gian còn nhiều nên ta sẽ đi thẳng đến trung tâm thương mại để

vui chơi

Khi nến chỉ hướng tới đích và break luôn qua đích, chúng ta cần chờ cho giá quay lại đích (cản) rồi mới order, SL dưới cây nến đỏ gần nhất hoặc cách cản 20pip, TP là các mốc cản tiếp theo. Hãy nhớ Market luôn có nhịp điều chỉnh, vì vậy chúng ta cần kiên nhẫn chờ retest để được giá tốt nhất, SL ngắn nhất và TP dài nhất. 

=> Nến chỉ hướng sau khi phá cản có xác nhận đóng nến trên cản, chờ retest về cản setup lệnh Buy, SL dưới cây nến đỏ gần nhất, TP là các mốc cản tiếp theo.

  • TH2.4 : Đang đi đến trung tâm thương mại thì nhận được điện thoại phải về

gấp nên ngay lập tức quay trở về nhà.

Trường hợp này gọi là phá giả – fake break. Giá sau khi phá cản quay lại nhưng

không phải retest mà là đảo chiều.

Ví dụ: Trong trường hợp tăng giá, khi nến chỉ hướng là cây nến xanh đóng cửa trên C1 thì chờ retest về cản ta order lệnh buy, sl dưới cản 10pip, nhưng kết thúc cây nến M30 sau nến chỉ hướng lại là cây nến đỏ đóng cửa dưới cản, lúc này ta cắt lệnh buy, chờ giá quay lại 50% cây nến fake để sell X2 volume, SL trên râu cây nến break cản trước đó. Và ngược lại trong trường hợp giảm giá.

=> Nến chỉ hướng sau khi phá cản và đóng nến trên cản thì đã xuất hiện lực bán đẩy giá xuống, khi giá về test cản ta đặt lệnh buy, nhưng ngay sau đó lại xuất hiện cây nến đỏ đóng dưới cản xác nhận đã fake break thì ta cắt lệnh buy và chờ hồi lại 50% cây nến fake để order lệnh Sell X2 volume, SL trên râu nến cây nến fake, TP tìm lại về các vùng cản trong quá khứ.

TH3 : Nến chỉ hướng k rõ xu hướng, lực buy sell cân bằng nhau, biên độ giữa nến chỉ hướng và cản ở hai đầu ngang nhau.

Trường hợp này cũng giống như việc ở chợ đang có mặt hàng mới chỉ bán duy nhất hôm nay mà khi ta đi được nửa đường từ nhà đến chợ thì lại nhận được điện thoại ở nhà có khách, lúc này ta lưỡng lự là tiếp tục đi đến chợ mua đồ xong rồi mới về nhà tiếp khách, hay quay về nhà tiếp khách xong rồi mới đi chợ.

Market cũng sẽ có hành vi tương tự như vậy, lúc này ta không xác định được bên

buy hay sell đang chiếm lĩnh thị trường thì hãy nhớ đến câu “trade bằng mông”, tức là hãy kiên nhẫn quan sát chờ đến khi có phe thắng thế rồi hãy xuôi theo. Câu hỏi đặt ra là vậy quan sát như thế nào? Rất đơn giản, hãy chờ cây nến M30 tiếp theo, xem nó thể hiện lực buy hay sell, lúc đó cần nhìn lại biên độ cản ở 2 đầu để tìm được order hợp lý nhất, nếu xác định được phe thắng thế nhưng không có điểm order thỏa mãn tỉ lệ R:R ít nhất là 1:1 thì ta không nên vào lệnh.

TH4 : Nến chỉ hướng có lực mạnh, biên độ dao động trên 70 pip

Quay lại quãng đường từ nhà đến chợ, thường thì đoạn đường này rất hay bị tắc

mà hôm nay tôi lại có cuộc hẹn quan trọng ở chợ nên tôi quyết định đến chợ bằng trực thăng, 20 phút tôi đã hoàn thành quãng đường đến chợ nhưng gặp phải sự cố trực thăng k thể hạ cánh được mà tiếp tục bay đến trung tâm thương mại rồi mới hạ cánh, ngay khi xuống trực thăng tôi phải lập tức bắt ô tô quay lại chợ bằng tốc độ nhanh nhất. Sau khi quay lại chợ xử lý công việc xong tôi sẽ có 2 lựa chọn là quay về nhà luôn hoặc tiếp tục đi đến trung tâm thương mại.

Tình huống này chính là khi nến chỉ hướng có biên độ mạnh ít nhất là 70 pip và tới cản, lúc này ta canh đánh ngược lại về vùng breakout trước đó (ăn sóng hồi ít nhất 3 giá). Khi giá về lại vùng breakout thì ta tiếp tục đánh theo nến chỉ hướng. SL dưới vùng breakout 10 pip, TP là các vùng cản tiếp theo. 

=> Nến chỉ hướng sau khi tới đích có biên độ mạnh trên 70 pip, quan sát ở các khung thời gian nhỏ hơn như M5, M15 có dấu hiệu đảo chiều canh sell lại ngay, SL trên đích 10 pip, TP vùng breakout trước đó.

=> Kết thúc cây nến chỉ hướng ta thấy lực nến cho buy, sau khi TP lệnh sell thì order luôn lệnh Buy tại vùng breakout, SL dưới vùng breakout 10 pip, TP là các vùng cản tiếp theo.

Trọn bộ nến chỉ hướng: Link tài liệu nến chỉ hướng

Slide: Nến chỉ hướng

Những lưu ý khi giao dịch bằng nến chỉ hướng

Thực chất, nến chỉ hướng cũng được xây dựng dựa trên hành vi của thị trường. Vấn đề của nến chỉ hướng là trải nghiệm giao dịch và quan sát hành vi thị trường cũng như tư duy trong giao dịch, nó hoàn toàn khác với những gì các bạn học trên sách vở. Thị trường 1000 năm trước hay 1000 năm sau, giá có thể thay đổi nhưng tâm lý con người không thể thay đổi. Hãy nhớ nguyên tắc cuộc chơi, mua khi giá tăng – bán khi giá giảm, không có giá cao – không có giá thấp – chỉ có giá hợp lý. Đừng cố gắng tập trung vào phân tích kỹ thuật, chỉ cần chú ý đến hai dữ liệu cần và đủ đó là dữ liệu giá và dữ liệu thời gian và nến chỉ hướng là phương pháp giao dịch xen kẽ được 2 dữ liệu này một cách hiệu quả nhất.

Lời kết

Việc vận dụng phương pháp nến chỉ hướng  đòi hỏi trader cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các chiêu thức. Tùy theo diễn biến của thị trường, độ mạnh yếu, phiên giao dịch mà ứng dụng kết hợp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về phương pháp này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *